5 biến tấu “độc lạ” của bánh chưng truyền thống, hấp dẫn từ hình thức tới hương vị 

Thảo Anh - Ngày 13/09/2024 14:30 PM (GMT+7)

Ngoài bánh chưng vuông, màu xanh lá truyền thống, mỗi vùng miền còn có những đặc sản bánh chưng riêng, mang đậm văn hóa ẩm thực địa phương. 

Bánh chưng ngày càng trở nên phổ biến, không chỉ dịp Tết đến xuân về mà bất cứ thời điểm nào trong năm, chúng ta cũng có thể thưởng thức. Để bánh món bánh chưng phong phú và bắt mắt hơn, người dân ở nhiều tỉnh/thành đã biến tấu trong cách chế biến, nguyên liệu tạo nên đặc sản vùng miền hấp dẫn. Cùng tham khảo 5 loại bánh chưng đặc biệt dưới đây nhé!

Bánh chưng nếp cẩm 

Đây là món bánh truyền thống của người Tày, sử dụng nguyên liệu chính là những hạt gạo nếp cẩm của người Tây Bắc. Bánh khi chín có màu đen tím, tạo điểm nhấn độc đáo, cùng hương vị nếp cẩm thơm ngon. Loại bánh này còn có một tên gọi khác được gọi là bánh chưng đen, loại bánh cũng đậm chất Tây Bắc thường xuất hiện trong dịp Tết, chợ phiên hay lễ hội. 

Khi thưởng thức, bạn có thể ăn kèm với kiệu hoặc một ít đồ chua để tăng thêm hương vị.

Khi thưởng thức, bạn có thể ăn kèm với kiệu hoặc một ít đồ chua để tăng thêm hương vị.

Bánh chưng hoa đậu biếc

Nếu bạn vẫn thích những chiếc bánh chưng xanh nhưng muốn mới mẻ một chút thì có thể thay đổi màu sắc vỏ bánh thành màu xanh của hoa đậu biếc. Lớp vỏ bánh vô cùng mới lạ sẽ đem lại sự khác biệt cho người thưởng thức. Nhân bánh vẫn giống như bánh truyền thống, gồm có đậu xanh thơm mềm và thịt ba chỉ béo ngậy, tạo nên hương vị vừa lạ vừa quen. 

Bánh chưng hoa đậu biếc sẽ tạo nên sự khác biệt cả về hình thức lẫn hương vị.

Bánh chưng hoa đậu biếc sẽ tạo nên sự khác biệt cả về hình thức lẫn hương vị. 

Bánh chưng gấc

Không thích màu xanh, bạn có thể biến tấu với màu đỏ cam hấp dẫn từ gấc chín. Cách làm cũng giống như bánh chưng xanh truyền thống, chỉ là sử dụng thêm màu đỏ của gấc trộn với gạo nếp trước khi gói. Đối với bánh chưng gấc, người ta thường làm nhân ngọt, vẫn có đỗ xanh nhưng trộn thêm đường và thịt nạc hơn. Mùi thơm của gấc cùng hương vị ngọt ngào sẽ đem đến cho bạn một món ăn tuyệt vời. 

Màu đỏ của bánh chưng gấc trông bắt mắt hơn rất nhiều.

Màu đỏ của bánh chưng gấc trông bắt mắt hơn rất nhiều. 

Bánh chưng ngũ sắc

Đối với những bạn là fan của màu sắc thì chắc chắn không bỏ qua loại bánh chưng mang 5 màu sắc đặc biệt, đó là xanh, vàng, tím, đỏ, trắng tượng trưng cho ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Đây là loại bánh mang ý nghĩa tâm linh, tượng trưng cho sự bình an và may mắn. Mỗi màu sắc là một hương vị khác nhau mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho người thưởng thức. 

Tuy công đoạn chế biến cầu kỳ, nhưng thành quả sẽ không làm bạn thất vọng.

Tuy công đoạn chế biến cầu kỳ, nhưng thành quả sẽ không làm bạn thất vọng. 

Bánh chưng gù

Đây là một trong những đặc sản của người dân tộc miền núi, được biến tấu từ bánh chưng truyền thống, thể hiện trong cách gói làm thay đổi hình dáng bánh. Thay vì dùng khuôn vuông, bánh chưng gù được gói bằng tay, tạo hình cong như trăng khuyết. Người miền núi thường thêm lá riềng vào nhân bánh tạo nên hương vị rất riêng. Khi ăn sẽ cắt bánh thành những vòng tròn trông khá bắt mắt. 

Bánh chưng gù trở thành đặc của miền núi phía Bắc.

Bánh chưng gù trở thành đặc của miền núi phía Bắc. 

Còn rất nhiều những biến tấu khác lạ từ bánh chưng, tạo thành đặc sản ở mỗi địa phương. Hãy tìm kiếm và thưởng thức để cảm nhận hương vị độc lạ nhé!

Loại quả xưa rụng đầy không ai biết đến, giờ thành đặc sản có hương vị lạ, ít người được thưởng thức
Với thế hệ 8X-9X, quả chùm chày không chỉ là một món ăn vặt quen thuộc mà còn là một phần ký ức tuổi thơ khó quên vào mỗi mùa hè. Giờ đây, chùm chày...

Đặc sản 4 phương

Theo Thảo Anh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương