Ám ảnh chứng kiến tục lệ để kền kền rỉa xác người chết đến trơ xương

Ngày 07/06/2019 09:25 AM (GMT+7)

Thiên táng hay còn gọi là điểu táng là một trong những tập tục an táng rùng rợn nhất trên thế giới còn tồn tại ở vùng đất này.

Thế giới rộng lớn luôn ẩn chứa hàng triệu điều bí ẩn và khác thường. Mỗi vùng đất, mỗi dân tộc, mỗi tôn giáo lại mang trong mình một phong tục riêng không thể lẫn với nơi khác. Tây Tạng cũng thế, vùng đất Phật cất giữ trong lòng bao câu chuyện huyền bí chưa có lời giải đáp, những tục lệ kỳ lạ và khác biệt. Thiên táng hay còn gọi là điểu táng là một trong những tập tục an táng rùng rợn nhất trên thế giới còn tồn tại ở vùng đất này.

Ám ảnh chứng kiến tục lệ để kền kền rỉa xác người chết đến trơ xương - 1

Tây Tạng, cao nguyên huyền bí với những tục lệ kỳ lạ nhất hành tinh.

Thay vì chôn người quá cố xuống đất hay hỏa thiêu như ở các vùng miền khác thì người Tây Tạng lại chọn một cách thức hoàn toàn khác biệt. Điểu táng là tập tục an táng đặc biệt tại vùng đất này. Người chết sẽ được đem cho kền kền xẻ thịt trước khi quay về an nghỉ vĩnh hằng.

Ám ảnh chứng kiến tục lệ để kền kền rỉa xác người chết đến trơ xương - 2

Người chết được an táng bằng cách đem làm thức ăn cho lũ kền kền háu đói ăn thịt.

Điểu táng có hai hình thức chính là điểu táng cơ bản và điểu táng trang trọng. Đối với những gia đình bình thường sinh sống ở những ngôi làng hẻo lánh hoặc người dân sống theo kiểu du mục, thì họ sử dụng kiểu mai táng cơ bản. Khi người thân qua đời, sau khi đã hoàn tất nghi lễ tụng niệm, họ để xác chết đặt trên thảo nguyên hoặc trên núi để mặc bầy sói và kền kền đói ăn thịt.

Ám ảnh chứng kiến tục lệ để kền kền rỉa xác người chết đến trơ xương - 3

Những người dân du mục thường đặt thi thể người đã mất trên thảo nguyên làm mồi cho đàn kền kền hay sói hoang.

Điểu táng trang trọng phức mang tính nghi thức hơn. Một người sau khi chết đi sẽ được đặt ở tư thế ngồi trong vòng 24 giờ. Người ta sẽ bẻ quặp hai đầu gối lên phía trên, phần đầu cho gập xuống ngực rồi bỏ vào bao vải. Các nhà sư sẽ tụng kinh xung quanh thi thể người chết, sau đó đốt gỗ bách hương rải lên người họ. Người nhà sau đó bọc tử thi lại và đi diễu quanh tu viện khoảng 80 lần.

Ám ảnh chứng kiến tục lệ để kền kền rỉa xác người chết đến trơ xương - 4

Thi thể người quá cố được bọc trong vải trắng rồi đưa đi diễu quanh tu viện 80 lần.

Người Tây Tạng khuyến khích mọi người tới xem tang lễ, chứng kiến toàn bộ quá trình an táng để ý thức rõ sự vô thường của cuộc đời con người, để đương đầu với cái chết và thấm nhuần giáo lý “cái chết sẽ không chừa một ai” mà họ thường được dạy trong các tu viện. Tham dự tang lễ hầu hết là người thân quen, bao gồm cả người lớn và trẻ nhỏ. Rất ít người ngoài được tham dự một đám tang với đầy đủ nghi lễ như vậy bởi người Tạng phản đối mạnh mẽ các chuyến thăm của du khách nước ngoài.

Ám ảnh chứng kiến tục lệ để kền kền rỉa xác người chết đến trơ xương - 5

Người dân Tây Tạng được khuyến khích tới tang lễ để thấm nhuần sự vô thường trong cuộc đời con người.

Chứng kiến nghi lễ thiên táng sẽ khiến những Phật tử thực hành giáo lý quyết liệt hơn, học được cách buông bỏ sớm, luôn nhớ về cái chết, về sự vô thường trong đời.

Nghi lễ điểu táng được bắt đầu từ sáng sớm. Thi thể người chết được đeo trên lưng mang đến nơi an táng bởi người thân trong gia đình, đôi khi là bạn thân của người quá cố. Phía sau là những thành viên trong gia đình, cùng các vị Lạt Ma. Họ đi cùng để tụng kinh, chơi nhạc đám ma nhưng phải giữ khoảng cách nhất định

Ám ảnh chứng kiến tục lệ để kền kền rỉa xác người chết đến trơ xương - 6

Thi thể người quá cố được người thân hoặc bạn bè đeo trên lưng đến nơi an táng.

Đến nơi, người chết sẽ được đặt nằm sấp xuống mặt đá. Bước tiếp theo, những người chuyên làm công việc mai táng (gọi là rogyapa) sẽ đốt cây bách xù để tạo mùi, thu hút đám kền kền và bắt đầu “xử lý” cái xác, bóc tách thành từng mảnh bằng một con dao sắc bén và vứt cho đám kền kền đói.

Ám ảnh chứng kiến tục lệ để kền kền rỉa xác người chết đến trơ xương - 7

Thi thể người chết được các rogyapa xẻ thành từng mảnh rồi thu hút đám kền kền đến ăn xác.

Khi đàn kền kền rỉa sạch thịt, chỉ còn trơ bộ xương trắng, người ta lại tiếp tục đập vụn chúng, trộn với bột lúa mạch, trà và bơ, tiếp tục quẳng cho đàn chim ăn cho “tiêu hóa” hơn.

Ám ảnh chứng kiến tục lệ để kền kền rỉa xác người chết đến trơ xương - 8

Phần xương được gom lại, đập vụn, trộn với lúa mạch rồi lại quẳng cho bầy chim ăn nốt.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến người Tây Tạng lựa chọn tục lệ an táng này. Tây Tạng nằm trên dãy Himalaya ở độ cao từ 5.000m so với mặt nước biển, khí hậu vô cùng khắc nghiệt, mặt đất phần lớn là lớp đá cứng hay băng lạnh nên việc chôn cất khá khó khăn. Trong khi đó, những đàn kền kền lượn khắp bầu trời, và sói đói lang thang khắp vùng. Có lẽ, đó là nguyên nhân khiến người dân Tây Tạng lựa chọn hình thức điểu táng ở nơi này.

Ám ảnh chứng kiến tục lệ để kền kền rỉa xác người chết đến trơ xương - 9

Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nên điểu táng có lẽ là hình thức an táng phù hợp nhất với người dân Tây Tạng.

Tại Tây Tạng, phần lớn người dân tin vào Kim Cương thừa Phật. Trong đó, cuốn kinh trên truyền dạy con người về vòng luân hồi của linh hồn. Điều này có nghĩa là sau khi chết đi, con người không cần phải bảo vệ cơ thể, thi thể người quá cố chỉ là một cái xác vô tri và trống rỗng.

Ám ảnh chứng kiến tục lệ để kền kền rỉa xác người chết đến trơ xương - 10

Người Tây Tạng tin rằng các linh hồn người chết đã rời khỏi cơ thể và cái xác trở nên vô tri.

Họ cũng tin rằng kền kền là biểu tượng của các Dakini - vị du hành nữ trên không trung, là biểu trưng cho năng lượng giác ngộ của mỗi người. Bởi vậy, khi chết đi, được bố thí thân xác cho kền kền là một niềm may mắn, vinh dự. Người ta tin rằng bầy kền kền, loài chim của bầu trời bao la chính là “điểu thần”, được kền kền ăn xác sẽ giúp cho linh hồn của người chết được siêu thoát lên cõi Trời.

Ám ảnh chứng kiến tục lệ để kền kền rỉa xác người chết đến trơ xương - 11

Dâng hiến thân xác cho kền kền là sự vinh hạnh của người quá cố, giúp linh hồn người đã khuất nhanh chóng được siêu thoát.

Người Tạng thực hành giáo lý Tong-len (Cho và Nhận) trong suốt cuộc đời, đến cả khi cái chết chạm đến, họ cũng sẽ dâng hết những gì còn có thể, trả lại cho thế giới, trong đó có thân xác mình. Người Tây Tạng lại cho rằng, cơ thể con người chỉ là phương tiện, như chiếc xe để chuyên chở linh hồn. Khi chiếc xe đó đã quá rệu rạo và linh hồn đã rời bỏ nó, thì nó không còn giá trị gì nữa và nên bỏ đi, trong cách hào phóng nhất là dùng làm thức ăn cho các loài chúng sinh khác.

Ám ảnh chứng kiến tục lệ để kền kền rỉa xác người chết đến trơ xương - 12

Bố thí thân xác là việc làm cuối cùng trong đời người quá cố có thể làm để giúp đỡ chúng sinh.

Người Tây Tạng tin rằng việc an táng người chết bằng cách nuôi kền kền cũng giống như đức Phật tổ Như Lai lấy xác mình nuôi hổ dữ để khỏi hại các sinh linh khác trong thế giới. Kền kền ngoài ăn xác thối ra thì không làm hại tới ai, nó được coi là đại diện sứ giả của các chư thần linh trong tín ngưỡng Tây Tạng. Và đương nhiên, sau khi chết đi, được các thần linh cử sứ giả tới đón là niềm hạnh phúc đối với người đã khuất. Thi thể người quá cố được “thần điểu” ăn hết sẽ là điềm lành, người chết sẽ nhanh chóng được lên thiên đàng.

Kỳ quặc tục lệ đuổi phụ nữ ra khỏi nhà khi đến tháng ở Nepal
Chhaupadi - một loại hủ tục lâu đời đáng lên án vẫn tồn tại ở Nepal. Tại đây, phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt bị buộc phải cách ly khỏi gia đình và sống trong các khu chuồng vật nuôi hoặc các căn hầm kín suốt 7 ngày.

Phụ nữ đó đây

Duy Trung
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chuyện lạ thế giới