Ngoài những bức tượng quen thuộc trên đảo Phục Sinh, còn có một tượng đá có hình đầu người 2 mặt kỳ dị nhưng nó đã được đem tới trưng bày ở Bảo tàng Anh.
Ở phía đông của quần đảo Polynesia của Chile, có một hòn đảo nhỏ với diện tích chưa đầy 170km2, đó là đảo Phục Sinh. Hòn đảo này nằm trơ trọi giữa biển Thái Bình Dương rộng lớn, bên trên đảo chứa rất nhiều điều kỳ thú thu hút khách du lịch ghé tới.
Cảnh nổi tiếng nhất trên đảo Phục Sinh là những bức tượng đá khổng lồ. Hòn đảo tuy không quá lớn nhưng có tới hơn 600 bức tượng nằm rải rác khắp nơi. Có những bức tượng nằm trên sườn núi hoang sơ, nhưng cũng có hàng chục bức tượng khác nằm ngay trên bãi biển… nhìn đâu cũng thấy những hình thù kỳ dị.
Những bức tượng bán thân này được tạo hình sinh động với sống mũi cao, hốc mắt sâu, tai dài, miệng hếch và 2 tay để trên bụng. Bức tượng đá cao nhất có thể lên tới chục mét và nặng khoảng 82 tấn.
Ngay cả ngày nay trong thế kỷ 21, chúng ta cũng không thể tưởng tượng được làm thế nào mà người dân trước đây lại có thể chạm khắc và di chuyển những bức tượng này.
Trong số rất nhiều bức tượng đá trên Đảo Phục Sinh, có một bức kém uy nghi hơn được đưa vào Bảo tàng Anh. Nó được coi là báu vật không phải vì vóc dáng nhỏ nhắn mà vì nó là tượng bán thân có đầu người 2 mặt.
Bức tượng đá này chỉ cao 1 mét nhưng được tạc với hình ảnh 2 người ngồi tựa lưng vào nhau, không có phần thân dưới.
Tại sao lại có những bức tượng kỳ lạ như vậy? Hình dáng này không giống với bức tượng đá khổng lồ trên đảo Phục Sinh nên người dân địa phương không mấy để ý đến sự tồn tại của nó.
Chính vì thế, khi một số người Anh tới đây, họ đã mang nó về nước. Sau nhiều lần trôi nổi khắp nơi, cuối cùng ngôi nhà mới của nó chính là Bảo tàng Anh.
Những người nghiên cứu lịch sử, chuyên viên tại bảo tàng rất tôn trọng bức tượng này và dành thời gian nghiên cứu về nó. Họ đưa ra nhiều suy đoán về nguồn gốc và ý nghĩa của bức tượng. Sau cùng, có 3 giải thuyết được đưa ra liên quan tới bức tượng này.
- Thứ 1: Quan điểm bi quan
Người phương Tây cho rằng, 2 người quay lưng lại với nhau tượng trưng cho sự chia ly dứt khoát, hoặc là sự trừng phạt nghiêm khắc. Rất có thể tượng đá này xuất hiện trong các dịp xét xử, khiến người ta cảm thấy bị áp bức và sợ hãi.
- Thứ 2: Quan điểm lạc quan
Khi 2 người quay lưng lại với nhau, ngoài sự tin tưởng tuyệt đối thì còn là một mối quan hệ vững chắc. Nếu có một người anh em như thế này, chắc chắn sẽ có thể chấn hưng gia nghiệp, vợ chồng ấm no hạnh phúc.
Một người quân tử dám chia sẻ cả tấm áo của mình trong lúc nghèo khó rất đáng trân trọng. Dáng đứng quay lưng này còn là biểu tượng cho sự yếu ớt, cần phải che chắn bảo vệ nhau.
Nếu đúng như vậy, những người Polynesia trên hòn đảo nhỏ này thực sự rất yêu thương, đoàn kết với nhau.
- Thứ 3: Quan điểm khách quan
Các nhà khoa học này tin rằng, bức tượng thực sự là một viên đá tượng trưng cho đường ranh giới giữa 2 bộ lạc khác nhau, hoặc 2 khu vực làm việc khác nhau.
Nhìn chung, nó giống như một vật phân chia ranh giới rõ ràng 2 bên, giống như các tấm bia ở biên giới. Vì thế, việc lấy tượng đá này làm bia đá phân chia ranh giới là rất hợp lý.
Cuối cùng, ý nghĩa thực sự của bức tượng này vẫn chưa có câu trả lời chính xác nhất. Từ những dữ liệu có trên đảo Phục Sinh, không có gì liên quan tới tảng đá này. Các nhà khoa học vẫn tiếp tục điều tra làm rõ sự việc trên.