Là nền công nghiệp phim ảnh có giá trị hàng tỷ USD, tuy nhiên, điện ảnh châu phi vẫn khiến khán giả phải cười vì kỹ xảo thô sơ.
Kể từ năm 2014, nền điện ảnh châu Phi với cộng hòa Nigeria là hạt nhân đã gây nhiều chú ý trong thị trường sản xuất phim ảnh thế giới. Tuy nhiên, một vấn đề được đặt ra là những bộ phim mà họ làm được lại không hề tương xứng với danh tiếng cũng như giá trị vật chất.
Những cảnh quay vô cùng "chất" của nền điện ảnh châu Phi.
Nhắc đến điện ảnh châu Phi, người ta thường nhắc tới ngành công nghiệp phim Nigeria (Nollywood) khổng lồ với năng lực sản xuất gần 2500 trong tổng số 6300 bộ phim mà toàn châu Phi ra lò mỗi năm. Nếu một bộ phim ở Mỹ thuộc dạng "mỳ ăn liền" mất khoảng 3-4 tháng cho tới khi công chiếu thì ở Nigeria chỉ gói gọn trong 10 ngày.
Trích đoạn trong bộ phim "kẻ nào đã giết chỉ huy Alex" của nền điện ảnh Uganda. Viên phi công điều khiển chiếc trực thăng mô phỏng cùng với dòng chữ AIR FORCE được cắt ghép thậm tệ.
Với thị hiếu nghèo nàn và lạc hậu của người dân nên thị trường điện ảnh của châu Phi khá đơn điệu và không tập trung vào chất lượng cũng như nghệ thuật. Được biết, chi phí để tạo nên một bộ phim ở châu Phi từ khâu sản xuất, tiền cát-xê cũng như trang thiết bị gói gọn lại cũng chưa đến 300 triệu đồng.
MEDUSA của nền điện ảnh Ghana trông vô cùng "đáng yêu" khi hóa đá con mồi.
Dù không mang nhiều tính chất nghệ thuật nhưng những bộ phim này lại được người dân đón nhận nồng nhiệt. Theo thống kê, mỗi bộ phim sau khi được sản xuất sẽ không trình chiếu ở rạp mà tấn công thẳng ra thị trường với giá 1,5 USD mỗi bản.
Còn đây là siêu phẩm Spider man của quốc gia Nigieria.
Giá thành rẻ nhưng số lượng bù chất lượng với doanh số khoảng 30- 200.000 bản được bán ra cho mỗi bộ phim cũng đủ cho nhà sản xuất kiếm bộn tiền.
Quái vật trong bộ phim Bone Akatua của nền điện ảnh Ghana có tạo hình trông chẳng khác gì những tựa game được sản xuất năm... 1985.
Ngoài Nigeria thì cộng hòa Ghana cũng là "cường quốc" của ngành công nghiệp điện ảnh Châu Phi với hàng trăm bộ phim được sản xuất mỗi năm. Tuy nhiên, chất lượng của những bộ phim này chỉ "thua kém" người khổng lồ Nigeria một chút xíu và vô cùng được công chúng đón nhận.
Cảnh trừ tà và phản dame vô cùng đáng yêu.
Dù vô cùng khó tin nhưng thực tế là nền điện ảnh châu Phi đang ngày càng bứt phá và vươn lên vị trí dẫn đầu. Nhiều khán giả từ khắp nơi trên thế giới sau khi tò mò tìm hiểu một vài bộ phim có xuất xứ từ Nigeria đều phải thốt lên: "Kỹ xảo như game đầu những năm 2000 này mà cũng vượt qua được Hollywood?''.
Ban đầu là một chiếc Mitsubishi thật nhưng cảnh quay sau đó các nhà sản xuất đã sử dụng "kỹ xảo điện ảnh" để... tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, cảnh quay này... trông quá giả.
Trong bộ phim "Gomina Ojo Kan", nhà sản xuất không đủ kinh phí để thuê một chiếc trực thăng cho cảnh quay "di tản chiến thuật". Tuy nhiên, họ đã vô cùng sáng tạo khi sử dụng mô hình đồ chơi để khắc phục khó khăn.
Nhiều người dùng mạng xã hội Reddit tỏ ra thông cảm vì châu Phi quá nghèo và nền điện ảnh của họ chỉ mới thực sự phát triển trong vài năm gần đây. Một nick name có tên Misao nói: "Nghĩ lại xem, chục năm trước ở châu Phi đến ăn còn chẳng có thì lấy đâu ra tivi xem phim mà đòi hỏi. Cứ chờ đấy, rồi họ cũng sẽ tiến bộ hơn thôi".
Cảnh đấu súng trong bộ phim [UNKNOW] của Cộng hòa Nigieria khiến khán giả phải cười vỡ bụng vì quá tệ hại.
Tuy nhiên, sự thực là nền điện ảnh châu Phi vẫn đang ngày càng phát triển vững mạnh. Có thể hiện tại những bộ phim họ là ra có kỹ xảo chỉ ngang Tây Du Ký phiên bản 1986, thế nhưng, với tài lực và kinh nghiệm được trau dồi trong suốt những năm qua sẽ giúp những nhà sản xuất làm ra được những bộ phim có giá trị xã hội và nghệ thuật.