Quan niệm về tình yêu, hôn nhân của người Mosuo rất kỳ lạ, trái ngược với hôn nhân hiện nay nhưng được nhiều người đồng tình.
Ở gần hồ Lugu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc có một dân tộc tên Mosuo. Họ là một nhóm dân tộc nhỏ, dân số chỉ khoảng 50.000 người, sống theo chế độ mẫu hệ, nổi bật với một số phong tục và thói quen độc đáo.
Hôn nhân kỳ lạ của người Mosuo
Thông thường, độ tuổi của các cô gái thành niên là 18 tuổi nhưng người Mosuo là 13 tuổi. Cách thức sinh sản được hợp pháp hóa của họ cũng rất kỳ lạ, được gọi là hôn nhân dạo.
Có một sự khác biệt lớn giữa hôn nhân dạo và hôn nhân bình thường. Nếu một người kết hôn bình thường, họ sẽ có giấy đăng ký kết hôn và được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, hôn nhân dạo sẽ không bị ràng buộc gì cả, không có cái gọi là trách nhiệm với gia đình.
Người Mosuo ca hát và nhảy múa cùng nhau mỗi ngày. Họ gặp nhau, bày tỏ tình yêu của mình. Nếu cả 2 cho rằng không có vấn đề gì, người đàn ông có thể lẻn vào phòng của phụ nữ vào ban đêm và cùng nhau trải qua một đêm tuyệt vời.
Khi gà gáy vào buổi sáng, đàn ông đứng dậy rời đi, sau đó 2 người cơ bản không còn tiếp xúc với nhau nhiều. Đàn ông không có trách nhiệm với phụ nữ, sau khi sinh con, phụ nữ sẽ tự nuôi con.
Địa vị của phụ nữ ở đây rất cao, có tiếng nói trong mọi chuyện, kể cả các vấn đề tình cảm. Điều này rất khác với các dân tộc thiểu số khác. Có thể nói rằng, phụ nữ Mosuo là người làm chủ gia đình.
Chế độ hôn nhân mà họ tuân theo là nam nữ không kết hôn. Hiện nay, tục lệ này về cơ bản vẫn được bảo tồn nhưng cũng có một số ít thanh niên lựa chọn kết hôn theo kiểu hiện đại. Tuy nhiên, khi mối quan hệ giữa 2 bên không còn thân thiết, họ vẫn đồng ý chấm dứt quan hệ hôn nhân.
Tại dân tộc này, điều họ coi trọng hơn cả là thiện chí giữa 2 bên, một số điều có thể khiến mọi người không thể chấp nhận được những phong tục kỳ lạ của nó. Người Mosuo làm đảo lộn hoàn toàn quan điểm hôn nhân hiện đại ngày nay.
Thông thường, người trẻ hiện nay coi là tình yêu rất quan trọng. Sau một thời gian dài quen biết, hiểu rõ tính cách của nhau, đôi bên mới tính đến chuyện tiến tới hôn nhân. Quá trình tìm hiểu có thể nói đã trải qua muôn vàn khó khăn trở ngại. Tuy nhiên, người Mosuo đã sử dụng hôn nhân dạo này để làm cho dân số dân tộc mình được duy trì cho tới ngày nay.
Hình thức phân chia quyền lực mẫu hệ của người Mosuo
Người Mosuo theo chế độ mẫu hệ, thừa kế tài sản hay mọi sự sắp xếp đều ưu tiên cho phụ nữ. Những người họ hàng theo mẫu hệ cùng chung sống với nhau. Trong các gia đình mẫu hệ, không có sự phân biệt lẫn nhau, em gái của mẹ cũng có thể được gọi là mẹ, còn người Mosuo gọi cha ruột là chú.
Trong các gia đình mẫu hệ, có câu nói rằng “chú là người nắm giữ lễ nghi và mẹ là người nắm giữ của cải”. Thông thường, việc quản lý tài sản, sản xuất và sinh hoạt phí trong gia đình mẫu hệ do người mẹ hoặc người phụ nữ có trí tuệ và được tín nhiệm nhất trong gia đình quyết định.
Chế độ mẫu hệ của người Mosuo cũng coi trọng sự bình đẳng nam nữ. Sự phân công lao động giữa các thành viên trong gia đình rất chi tiết và hợp lý, mỗi người đều làm tốt nhiệm vụ của mình.
Người Mosuo tin vào Phật giáo Tây Tạng. Điều mà gia đình ở đây tự hào nhất không phải là số lượng ô tô mình sở hữu mà là cặp vỏ ốc xà cừ được đặt trong phòng của bà ngoại. Hằng năm, người Mosuo sẽ mang cặp vỏ ốc này tới đền thờ để quyên góp và đổi lấy những vỏ ốc to hơn. Vì vậy, vỏ ốc càng lớn thì gia đình càng tự hào.
Số tiền kiếm được của những người làm việc bên ngoài gia đình hoặc trong mỗi hộ gia đình được giao cho tập thể. Tập thể này sẽ phân chia theo số lượng các thành viên trong mỗi nhà. Thu nhập của gia đình là trách nhiệm của trưởng nữ.
Trừ chi tiêu trong gia đình, số tiền còn lại đều được quyên góp cho chùa. Các ngôi chùa thường quyên góp cho các trường học. Các phong tục của người Mosuo được truyền lại và kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Theo quan điểm nhân chủng học, con người sống theo chế độ mẫu hệ cho đến thời hiện đại là cách đây 10.000 năm. Người Mosuo chỉ là một nhánh nhỏ, tổ tiên của họ sống ở phía tây Trung Quốc vào thời cổ đại.
Chế độ hôn nhân mẫu hệ rất đặc biệt, chính vì vậy mà nó được lưu truyền cho đến ngày nay.
Nhiều người cho rằng, không thể nhận xét tục tảo hôn của người Mosuo là tốt hay xấu, bởi phong tục này được truyền từ đời này sang đời khác và đã thành tập quán khó thay đổi. Chế độ này sẽ không có áp lực chăm sóc cha mẹ, nam nữ quyết định kết hôn sẽ quan tâm tới tình cảm của mình nhiều hơn. Vì thế, hôn nhân dạo của người Mosuo được nhiều người chấp nhận, đó cũng là điểm nhấn thu hút khách du lịch ghé tới vùng đất của họ.