Dưới đây là 10 hình ảnh “hiếm có khó tìm” ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới, giúp bạn mở mang tầm mắt.
1. Chim cánh cụt Hoàng đế sinh sản, Nam Cực
Bắt đầu vào cuối tháng 4, khi mùa đông Nam cực đến, chim cánh cụt Hoàng đế bắt đầu cuộc “hành quân” dài vào đất liền để đến nơi sinh sản của chúng. Ở đó, chúng giao phối, rồi thay phiên nhau ấp trứng trong khi “bạn tình” của chúng đi xa đến 80 km để lấy cá.
Sau đó, đàn chim cánh cụt quây quần bên nhau để bảo vệ trứng sống sót dưới nhiệt độ ở -50 độ C.
2. Cá hồi chạy, Bắc Mỹ
Từ tháng 10 đến tháng 12 hằng năm, hàng triệu con cá hồi trưởng thành sẽ di chuyển hàng nghìn dặm từ Thái Bình Dương đến British Columbia và Alaska, nơi chúng sẽ đẻ trứng. Phải chiến đấu chống lại dòng chảy, lên thác nước và vượt qua ghềnh thác, cuộc di cư đáng kinh ngạc của loài cá này bị đe doạ bởi những con đại bàng và chó sói.
3. Rùa làm tổ, Trinidad và Tobago
Ước tính có khoảng 15% rùa luýt (loài rùa biển lớn nhất) trên thế giới tự kéo mình ra khỏi biển để làm tổ trên các bãi biển của Trinidad vào tháng 5 và tháng 6. Con cái đến các bãi biển làm tổ nhiều lần trong mùa, mỗi lần đẻ tới một trăm trứng. Hiện nay, chính phủ Trinidad và Tobago thực hiện các chuyến tuần tra ban đêm để nỗ lực đảm bảo sự tồn tại của loài vật nguy cấp này.
4. Chim tổ lều, Papua New Guinea
Để giành được bạn tình, chim tổ lều đực coi việc chăm con ở nhà là điều cực kỳ cần thiết. Mỗi năm, từ tháng 9 đến tháng 2, chúng đi xây một tổ ấm công phu. Cành cây tạo thành cấu trúc cơ bản, sau đó đính thêm những bông hoa và vỏ cây nhiều màu sắc. Chúng thậm chí còn kết hợp các đồ hộp, tiền xu và đồ nhựa bỏ đi nếu có thể tìm thấy chúng.
5. Hồng hạc, Hồ Nakuru, Kenya
Gần đây, mức độ tảo trong hồ Nakuru của Kenya đã giảm xuống, khiến hình ảnh những con chim hồng hạc đến kiếm ăn theo bầy là một cảnh tượng hiếm có. Những con chim duyên dáng này sử dụng đôi chân dài của mình để chèo xuống hồ, kiếm mồi và các sinh vật nhỏ khác; chúng có màu hồng từ các sắc tố ở động vật giáp xác.
6. Đường chạy cá mòi, Nam Phi
Bạn có thể bắt gặp cảnh tượng này từ tháng 5 đến tháng 7, khi cá mòi di chuyển về phía bắc vào các vùng biển cận nhiệt đới ngoài khơi bờ biển hoang dã của Nam Phi.
Hãy hình dung một tỷ con cá mòi với da sáng lấp lánh như những viên kim cương khổng lồ tràn qua đại dương. Cá voi, cá mập và chim biển rất háo hức để tận dụng được tối đa nguồn thức ăn bổ béo này.
7. Cuộc di cư của bướm Monarch, Mexico
Tháng 10 hằng năm, hàng triệu con bướm Monarch sẽ cùng nhau bay về phía nam để ngủ đông. Chúng di chuyển từ Canada về Mexico rồi lại trở về Canada vào mùa hè, bao phủ các khu rừng cây linh sam của Mexico, nhìn xa như một tấm chăn kỳ diệu màu đen và cam.
8. Cực quang, Scandinavia
Cực quang được tạo ra khi các hạt mặt trời đi vào bầu khí quyển của Trái đất: mỗi phần tử tạo ra một màu khác nhau. Bạn có thể nhìn thấy chúng trên bầu trời Thụy Điển, Phần Lan và Na Uy từ tháng 10 đến tháng 3, nơi chúng chiếu sáng bầu trời một cách huyền ảo của những màu sắc nhấp nháy. Tuy nhiên, không có cách nào để dự đoán khi nào hiện tượng này sẽ xảy ra.
9. Linh dương đầu bò di cư, Tanzania và Kenya
Hằng năm, vào tháng 6 hoặc tháng 7, khi mùa khô ở Tanzania và Kenya bắt đầu, những con linh dương đầu bò sẽ di cư để đi tìm nguồn thức ăn.
Có lẽ đây là cuộc di cư nổi tiếng nhất trên thế giới, cảnh tượng hơn một triệu con linh dương đầu bò, ngựa vằn và linh dương sừng bò lao qua sông Mara xứng đáng với danh hiệu “màn trình diễn vĩ đại nhất trên Trái đất”. Trong quá trình di cư, linh dương đầu bò sẽ gặp phải cá sấu và sư tử, những con vật nguy hiểm khiến 1/3 đàn linh dương sẽ phải bỏ mạng.
10. Cuộc di cư của Cua đỏ, Đảo Christmas, Úc
Hơn 100 triệu con cua đỏ của Đảo Christmas sẽ chiếm lấy hòn đảo này vào tháng 10 và tháng 11, khi chúng di cư xa tới 5 dặm đến bờ biển để sinh sản.
Số lượng cua đỏ nhiều đến nỗi các con đường bị đóng lại để cho chúng băng qua. Khoảng hai tuần sau khi giao phối, mỗi con cái sẽ thả hàng chục nghìn quả trứng nhỏ vào đại dương.