Cây cầu Phú Mỹ dây văng nối quận 7 với TP Thủ Đức, khánh thành từ năm 2009 được coi là một trong những cây cầu biểu tượng của Sài Gòn.
Cầu Phú Mỹ dài 2.031m (chưa kể đường lên xuống cầu phía quận 7 và quận 2), trong đó nhịp chính 705m là cầu dây văng rộng 27,5m với tĩnh không thông thuyền 45m, khổ thông thuyền là 250m.
Công trình có tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, khởi công từ tháng 9/2005, vượt tiến độ 4 tháng và khánh thành vào ngày 2/9/2009.
Khả năng thông xe của cầu có thể đạt khoảng 100.000 lượt/ngày đêm.
Vẻ đẹp của cầu được tạo nên bởi 2 trụ tháp hình chữ H, cùng với mạng dây văng và hệ thống đèn chiếu sáng, đèn trang trí ban đêm. Trụ tháp này có hình dáng tương tự như cầu Mỹ Thuận trên sông Tiền.
Trụ tháp được thiết theo hình chữ H, cao đến 162,5m tượng trưng cho tên thành phố, đồng thời tạo bề rộng mặt cầu cho việc lưu thông.
Quá trình thi công cầu Phú Mỹ Hưng là một trong những công trình thi công cầu tầm cỡ nhất, nhân công được sử dụng nhiều, chất lượng thi công được giám sát liên tục trong quá trình thực hiện.
Cầu được thực hiện bởi sự liên hợp 3 công ty xây dựng gồm nhà thầu Bilfinger Berger (Đức), tổng thầu của dự án, cùng với các nhà thầu khác là Baulderstone Hornibrook (Úc), Freyssinet International et Companie và Arcadis (Pháp).
Cầu Phú Mỹ không chỉ là một công trình trọng điểm của Việt Nam, mà còn là công trình cầu dây văng hiện đại nhất Việt Nam. Hiện đại ở đây là phần kỹ thuật dây văng, trên thế giới chỉ có vài cây cầu như thế.
Cầu Phú Mỹ từ khi khánh thành giúp việc lưu thông trên quốc lộ 1A đoạn từ miền Bắc và miền Trung đi Đồng bằng sông Cửu Long qua địa phận TP.HCM được rút ngắn, góp phần làm giảm sự quá tải cho hệ thống giao thông Sài Gòn.
Cầu Phú Mỹ còn phục vụ các loại xe tải lớn, xe contaniner chạy qua, giúp cho nội thành TP HCM không còn các loại xe này. Vì vậy, nội thành sẽ giảm ô nhiễm, bụi bẩn, khói bụi, xăng xe và hạn chế tai nạn giao thông.