NSƯT thời trẻ từng được ca ngợi là một trong những cô đào cải lương có nhan sắc làm say đắm lòng người.
NSƯT Út Bạch Lan dành trọn cuộc đời cho sân khấu cải lương
NSƯT Út Bạch Lan vừa qua đời vào tối 4/11, hưởng thọ 81 tuổi, để lại nhiều niềm tiếc thương cho khán giả. Trước đó, vào tháng 1/2016, thông tin cây đại thụ của làng cải lương Việt Nam bất ngờ nhập viện vì có một khối u ở vùng bụng khiến người hâm mộ không khỏi lo lắng.
Ngoài ra, bà còn bị thêm bệnh tim và cao huyết áp. Sau một thời gian dài chiến đấu với bệnh tật, cộng với tuổi già sức yếu, nghệ sĩ Út Bạch Lan đã không thể qua khỏi.
Hình ảnh nghệ sĩ Út Bạch Lan trên giường bệnh hồi tháng 1/2016
Nghệ sĩ Út Bạch Lan tên thật là Đặng Thị Hai, sinh năm 1935, tại ấp Lộc Hóa, xã Lộc Giang, Đức Hòa, Long An.
Bà sinh ra trong gia đình nghèo khó, sự khởi nghiệp cùng lúc với danh cầm Văn Vĩ. Hai người kết nghĩa chị em, Văn Vĩ đánh đàn, Út Bạch Lan hát. Một hôm cô Năm Cần Thơ mời hai người lên đài phát thanh Pháp Á để thu bài "Trọng Thủy – Mỵ Châu", sau đó ký luôn hợp đồng làm việc cho đài. Từ đó bà chính thức bước vào nghề hát.
Ảnh thời trẻ của cô đào cải lương nổi tiếng
Trong những năm 50, cặp đôi Út Bạch Lan – Thành Được đã làm rạng rỡ sân khấu Kim Chưởng. Bà và Thành Được đã làm nên thương hiệu của đoàn Thanh Minh – Thanh Nga. Diễn chung nhiều dẫn đến nảy sinh tình cảm, bà yêu và kết hôn với nghệ sĩ Thành Được. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn thì chia tay, bà phải nuôi bốn đứa con của chồng.
Bà có một cuộc tình ngắn ngủi và đầy nước mắt với nghệ sĩ Thành Được
Hơn 60 năm gắn bó với sân khấu, NSƯT Út Bạch Lan sở hữu rất nhiều vai diễn để đời trong các vở Nửa đời hương phấn, Con gái chị Hằng, Chưa tắt lửa lòng, Bên đồi trăng cũ, Thuyền ra cửa biển… Những vai diễn này đã đưa bà lên đỉnh vinh quang của sự nghiệp với rất nhiều giải thưởng, danh hiệu cao quý.
NSƯT Út Bạch Lan và nghệ sĩ Cao Mỹ Châu trong bài ca cổ Xuân đất khách (soạn giả Viễn Châu)
Dù đã ngoài 80 tuổi nhưng nhiều năm qua, “sầu nữ” Út Bạch Lan vẫn miệt mài với sàn diễn cải lương và các chương trình từ thiện, dìu dắt các nghệ sĩ trẻ mới vào nghề.
Nói về biệt danh “sầu nữ”, Út Bạch Lan cho biết trong số các danh hiệu mà khán giả ưu ái dành tặng, bà vẫn thích được gọi là “sầu nữ” bởi nó gợi lên hình ảnh đẹp của một đào thương trên sân khấu.
Bà đã có những ngày cuối đời thật thanh thản bên các con và học trò
Những năm tháng còn lại của đời bà đã chọn vào cửa Phật, không phải xuống tóc quy y mà đêm gõ mõ tụng kinh, ngày chọn sân chùa làm sân khấu, hát trích đoạn những vở tuồng về Phật để lấy tiền trùng tu, sửa chữa chùa chiền.
Nguyện vọng duy nhất của bà trước lúc mất là được phong danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, tuy nhiên, ước muốn đó đến nay vẫn chưa thành sự thật.
Nhìn lại những hình ảnh thời trẻ của NSƯT Út Bạch Lan
Hình ảnh thời vàng son, đỉnh cao của bà đến giờ vẫn được nhiều người truyền tay nhau, nhan sắc Út Bạch Lan thời đó được đánh giá là một trong những mỹ nhân hàng đầu trong giới cải lương.
Một trong những tấm ảnh đẹp nhất của cô đào cải lương Út Bạch Lan còn lưu giữ đến giờ
NSƯT Út Bạch Lan chụp ảnh bìa cho một tờ báo thời đó
Mái tóc được tạo kiểu vô cùng ấn tượng của bà
Nghệ sĩ Út Bạch Lan trong một vở diễn
Thành Được - Út Bạch Lan từng là cặp đôi "làm mưa làm gió" khắp các sân khấu cải lương những năm 50 - 60
Ảnh bìa CD của vở diễn nổi tiếng "Nửa đời hương phấn"
Thời trẻ bà ăn mặc khá sang trọng và sành điệu
Khi về già, bà vẫn giữ được nét phúc hậu, hiền lành trên khuôn mặt
Khi đã bước qua tuổi 80, bà vẫn miệt mài với các sân khấu cải lương, dành trọn cuộc đời cho môn nghệ thuật truyền thống này.