Sốc độc lạ: Tìm thấy hành tinh đá quý giữa bầu trời, ơn trời kho báu vũ trụ đây rồi

Ngày 27/12/2018 08:15 AM (GMT+7)

Đá quý tương đối hiếm ở Trái Đất, nhưng các nhà thiên văn vừa phát hiện một hành tinh được tạo nên từ hồng ngọc và saphir. Hãy tưởng tượng mà xem, một hành tinh đá quý chiếu sáng lấp lánh trong vũ trụ.

Trong công cuộc tìm kiếm các ngoại hành tinh nằm rải rác trong Ngân Hà, các nhà thiên văn bắt gặp rất nhiều hành tinh lạ kỳ vượt khỏi sự tưởng tượng của chúng ta. Và lần này cũng vậy, giới khoa học đã tìm thấy 3 khối cầu khổng lồ được tạo thành từ hồng ngọc và saphir, chiếu lấp lánh trong không gian vũ trụ.

Được gọi là siêu Trái Đất, đây là những hành tinh có cấu tạo đất đá đặc ruột và có kích thước tương đương như Trái Đất và Sao Hỏa. Không giống như các hành tinh khí khổng lồ, các hành tinh này được tạo nên từ đá và kim loại.

Sốc độc lạ: Tìm thấy hành tinh đá quý giữa bầu trời, ơn trời kho báu vũ trụ đây rồi - 1

Các nhà thiên văn vừa tìm thấy 3 hành tinh được tạo nên từ hồng ngọc và saphir, một trong những loại đá quý đắt đỏ ở Trái Đất. Ảnh: Thibaut Roger/University of Zurich.

Các nhà thiên văn phát hiện những hành tinh này nằm gần ngôi sao chủ của chúng, gần hơn rất nhiều so với Trái Đất nằm gần Mặt Trời và gần hơn so với các siêu Trái Đất khác. Điều này nghĩa là, thay vì có lõi sắt như Trái Đất thì những hành tinh này có phần lõi được tạo nên từ canxi và nhôm.

Với phần ruột dày đặc canxi và nhôm như vậy, các nhà khoa học cho biết ở ba hành tinh này có thể có sự hiện diện của hồng ngọc và saphir, bởi hai loại đá quý này được làm từ corundum khoáng sản - một dạng tinh thể của oxit nhôm.

Sốc độc lạ: Tìm thấy hành tinh đá quý giữa bầu trời, ơn trời kho báu vũ trụ đây rồi - 2

Ảnh đồ họa mô phỏng hành tinh HD 219134 b, được cho là có phần lõi rắn bằng đá quý đắt tiền. Ảnh: NASA/JPL-Caltech.

Phát hiện này được thực hiện bởi ba nhà khoa học đến từ Đại học Zurich của Thụy Sĩ và Đại học Cambridge ở Anh Quốc. Tên định danh của chúng là HD 219134 b, 55 Cancri e và WASP-47 e. Chúng lần lượt cách xa Trái Đất là 21, 41 và 870 năm ánh sáng ở khu vực chòm sao Cassiopeia.

Các hành tinh được tạo ra từ một đĩa vật chất là khí bụi đất đá còn sót lại sau khi một ngôi sao được hình thành. Tương tác hấp dẫn hút các hạt bụi lại với nhau và dần dần tạo nên những khối cầu khổng lồ. Tùy vào kích thước khác nhau của khối vật chất mà chúng trở thành hành tinh, tiểu hành tinh hay thiên thạch.

Ở trường hợp của 3 hành tinh này, giới khoa học không tìm thấy nhiều sắt như lõi của Trái Đất hay các hành tinh rắn trong Hệ Mặt Trời, mà họ phát hiện thấy silicon, magie, nhôm và canxi. Điều này cho thấy từ trường của các hành tinh này cũng khác so với Trái Đất hay thậm chí là chúng không có từ trường.

Sốc độc lạ: Tìm thấy hành tinh đá quý giữa bầu trời, ơn trời kho báu vũ trụ đây rồi - 3

Đồ họa mô phỏng hành tinh 55 Cancri e vừa được tìm thấy không lâu. Ảnh: ESA/Hubble, M. Kornmesser.

Khí quyển ở các hành tinh này cũng khác xa so với Trái Đất, bởi cấu trúc của lõi và bởi vì chúng nằm quá gần ngôi sao chủ. Khí quyển ở đây khá mỏng và mật độ khí quyển chỉ dày bằng khoảng 10% đến 20% so với của Trái Đất.

Các nhà nghiên cứu còn cho biết, có lẽ ở HD 219134 b có tồn tại những đại dương magma nóng chảy, trong khi tại 55 Cancri e và Wasp-47 e thì khí quyển ở phần bán cầu ban ngày có thể bị đốt cháy bởi sức nóng quá khủng khiếp đến từ ngôi sao mẹ.

Sau tất cả, nếu bạn có cơ hội được đến gần và quan sát trực tiếp các hành tinh này, bạn sẽ nhanh chóng bị thu hút ngay bởi vẻ đẹp và sự lấp lánh của chúng. Hãy tưởng tượng mà xem, một vật thể to lớn như Trái Đất mà được tạo nên hoàn toàn từ hồng ngọc và saphir.

Sốc độc lạ: Lạ kỳ chuyện rùa tự chuyển đổi giới tính tự nhiên
Các nhà khoa học Anh mới đây cảnh báo về một loài rùa tự chuyển đổi giới tính từ rùa đực thành rùa cái do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Phi thường - Kỳ quặc

Theo Quang Niên/Science Alert
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Phi thường - Kỳ quặc