Trở thành "nông dân sành điệu" với thú chơi terrarium: Chỉ từ 200.000 đồng có ngay cây không khí cực xinh

H.M - Ngày 05/04/2024 07:00 AM (GMT+7)

Terrarium có giá khá đắt đỏ, từ 900.000 đồng đến hàng triệu đồng một bình. Thế nhưng nếu bạn tự lắp đặt tại nhà thì chi phí sẽ tiết kiệm được đáng kể!

Những khu vườn thủy tinh mini trong nhà đã xuất hiện từ lâu nhưng vài năm trở lại đây càng trở nên phổ biến trong các căn hộ nhỏ. Ngoài tính thẩm mỹ, Terrariums khá rẻ và phù hợp với bất cứ không gian nào. Không cần chăm sóc quá nhiều, một bình terrarium có thể sống sót trong nhiều năm, thậm chí vài chục năm.

Trở thành amp;#34;nông dân sành điệuamp;#34; với thú chơi terrarium: Chỉ từ 200.000 đồng có ngay cây không khí cực xinh - 1

Trên thị trường hiện bán terrarium đã được lắp đặt sẵn với giá từ 900.000 đồng đến vài triệu đồng. Các cửa hàng còn bán combo nguyên liệu để tự set-up với giá từ 300.000 đồng. Nếu muốn tự mình thực hiện một bình terrarium và trở thành "nông dân sành điệu" thì hãy tham khảo các thông tin dưới đây. Chỉ với từ 200.000 đồng là bạn có thể có ngay terrarium của riêng mình trên bàn làm việc.

Terrarium là gì?

Terrarium hay còn gọi là bồn cảnh thủy tinh, cây trồng trong lọ thủy tinh, thường là một hệ sinh thái thu nhỏ mô phỏng môi trường sống có giới hạn chứa đất sỏi, nước, cây trồng và có thể là động vật bên trong. Giới trẻ còn thường gọi đây là "cây không khí".

Terrarium được đặt trong các vật chứa bằng thủy tinh nhiều hình dạng và độ khép kín khác nhau, dùng để trang trí hoặc thử nghiệm điều kiện môi trường sống trong các nghiên cứu khoa học, triển lãm...

Các loại terrarium

Nghệ thuật trồng cây cảnh mini hay terrarium, chia thành hai loại chính là trồng cây trong bình kín và trồng cây trong bình hở. Đối với loại bình hở, các bạn tưới tắm và chăm sóc như cây cảnh bình thường. Với những bình có rêu thì nên phun sương hàng ngày giữ ẩm, còn những loại ưa khô như sen đá thì 1 tuần chỉ nên tưới từ 1 - 2 lần.

Trở thành amp;#34;nông dân sành điệuamp;#34; với thú chơi terrarium: Chỉ từ 200.000 đồng có ngay cây không khí cực xinh - 2

Còn bình kín thì dễ chăm sóc hơn nhiều, chỉ 4 – 5 tháng bạn mới cần mở nắp lọ ra và phun sương một lần. Những hơi nước sẽ đọng lại trong thành bình và sẽ giữ cho cây luôn tốt tươi.

Cách set-up terrarium

Chuẩn bị:

- Chậu hoặc hũ thủy tinh: để tiết kiệm chi phí, bạn có thể tận dụng những chiếc ly, tách, bình thủy tinh cũ mà bạn không dùng đến nữa. Nếu không bạn có thể mua tại một số cửa hàng cây cảnh. Giá cả phụ thuộc vào kích thước, hình thù của bình. Giá trung bình từ 50.000 – 200.000 đồng.

- Đất: đất giàu dinh dưỡng. Theo chia sẻ của chuyên gia thì đất tribat là phù hợp nhất vì giữ ẩm tốt. Bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng cây cảnh với giá khoảng 45.000 đồng/500gram.

- Than hoạt tính giúp chống lại các loài vi khuẩn và nấm gây hại cho cây. Than hiện được bán với giá khoảng 25.000 đồng/500gram. Với bình loại nhỏ, bạn chỉ cần 200 - 300 gram than hoạt tính là đủ.

Trở thành amp;#34;nông dân sành điệuamp;#34; với thú chơi terrarium: Chỉ từ 200.000 đồng có ngay cây không khí cực xinh - 3

- Rêu và cây cảnh nhỏ (những bình này thường được đặt trong phòng vì vậy bạn nên những loại cây nhỏ, có sức sống tốt như hoa đá, xương rồng, lưỡi mèo…). Các loại cây và rêu có giá từ 10.000 đồng trở lên. Một bình terrarium cỡ nhỏ để bàn có thể tốn khoảng 70.000 - 100.000 đồng tiền mua cây và rêu.

- Các đồ trang trí: có thể là những viên sỏi nhỏ trong vườn nhà hoặc những viên đá đa màu sắc, vỏ ốc, v.v. mà bạn có thể tìm được hoặc mua tại các cửa hàng với tổng chi phí khoảng 50.000 đồng tùy ý thích của bạn.

- Các dụng cụ: kéo, kìm, kẹp, thìa muỗng nhỏ.

Thực hiện: 

Bước 1: Trước tiên để bể có khả năng thoát nước tốt, bạn phải rải 1 lớp sỏi hoặc đá mạt nhỏ mỏng xuống đáy chậu. Bạn nên rửa sạch sỏi trước khi sử dụng để bình đẹp hơn. Lớp sỏi này rất quan trọng giúp chống úng cho cây. Vì hầu như những cây cảnh nhỏ đều ưa khô nên tuyệt đối không được để ngập nước.

Bước 2: Rắc một lớp than hoạt tính lên trên để giúp giữ độ ẩm cho đất cũng như phòng chống sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc. Lớp than này chỉ cần có độ dày vừa phải và rắc đều trên bề mặt sỏi.

Bước 3: Cho đất vào chậu. Đảm bảo cho đất có độ xốp và phần đất không cao quá một nửa chiều cao của lọ thủy tinh. Tốt nhất là xếp đất cao đến khoảng 1/3 chiều cao của lọ. Để khi trồng cây toàn bộ phần cây sẽ nằm phía trong lọ.

Bước 4: Phủ một lớp rêu mỏng lên bề mặt đất để tăng khả năng giữ ẩm và làm cho bề mặt đất có vẻ “tự nhiên” hơn.

Trở thành amp;#34;nông dân sành điệuamp;#34; với thú chơi terrarium: Chỉ từ 200.000 đồng có ngay cây không khí cực xinh - 4

Bước 5: Trồng cây vào lọ. Công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ khéo léo và có tính thẩm mỹ. Bạn nên tham khảo các kiểu bình terrarium để tham khảo và thực hiện theo. Đối với những lọ có kích thước lớn hoặc nông thì khá đơn giản. Còn với những lọ dài và nhỏ, bạn có thể sử dụng một chiếc đũa hoặc que dài để giúp cho việc trồng cây dễ dàng hơn.

Bước 6: Xịt nước xung quanh thành bình để làm ẩm cũng như rửa sạch bình. Khi tưới nước cho những cây trồng trong lọ thủy tinh này bạn nên sử dụng bình tưới để nước có thể tiếp xúc đều với các bộ phận của cây và không đọng lại quá nhiều ở bên dưới bình khiến cây bị ủng rễ. 

Bước 7: Nên thường xuyên lau phần thủy tinh bên ngoài để giữ cho bình luôn sạch bóng. Bạn có thể đậy nắp làm thành bình kín và chỉ cần tưới nước lại 4 - 5 tháng một lần.

Cách chăm sóc terrarium

Để duy trì terrarium phát triển ổn định bạn cần chăm sóc tốt cho cây. Bạn đặt terrarium nơi có môi trường thoáng mát hoặc phòng máy lạnh, có nhiệt độ từ 16 - 32 độ C.

Hàng ngày, bạn nên cung cấp cho cây ánh sáng từ 6 - 8 tiếng để giúp cây và rêu quang hợp và phát triển tốt. Ánh sáng tự nhiên sẽ tốt nhất nhưng ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào bình thủy tinh sẽ làm cây bị nóng quá và chết.

Trở thành amp;#34;nông dân sành điệuamp;#34; với thú chơi terrarium: Chỉ từ 200.000 đồng có ngay cây không khí cực xinh - 5

Bên cạnh đó, bạn có thể cung cấp cho cây ánh sáng nhân tạo bằng ánh sáng đèn led trồng cây chuyên dụng. Nên chiếu đèn trực tiếp từ trên xuống với cường độ 8h/ngày, nhưng thỉnh thoảng vẫn nên đưa cây ra ánh sáng tự nhiên.

Khoảng 1 lần/tuần, nếu trên nắp hoặc thành bình xuất hiện ngưng tụ hơi nước quá nhiều, chảy thành dòng thì cần mở nắp bình để tạo sự thông thoáng, ngăn chặn nấm mốc phát triển.

Trở thành amp;#34;nông dân sành điệuamp;#34; với thú chơi terrarium: Chỉ từ 200.000 đồng có ngay cây không khí cực xinh - 6

Ngược lại terrarium cũng sẽ cần cung cấp thêm nước nếu không xuất hiện sự ngưng tụ hơi nước vào buổi sáng sớm hoặc đất bị khô, cây đang héo dần. Cứ 3 - 7 ngày/lần, bạn xem cây có cần nước hay không để tưới nước nếu cần.

Thỉnh thoảng, bạn cần lá vàng hoặc hư hại, cắt tỉa cây nếu chúng phát triển quá lớn. Không bón phân cho cây vì điều này có thể khiến chúng phát triển quá lớn so với không gian, chỉ cần một lớp phân nền đã cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây trong vài tháng.

Giới trẻ tập tành chơi bể thủy sinh: Chi phí siêu rẻ chỉ từ 250k, có ngay bể thủy sinh mini đẹp như ý
"Chơi" bể thủy sinh vốn là một thú vui "đắt đỏ". Nhưng giờ đây, với ngân sách ít ỏi, chỉ từ khoảng 250.000 đồng, là bạn sẽ có được một chiếc bể thủy...

Hưởng

Theo H.M Tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Hưởng