Nhìn qua chúng chẳng hề bắt mắt không ngờ là thứ cực kỳ quý hiếm đắt tiền.
Nhìn bên ngoài thứ này khá xấu xí cứ tưởng rễ cây nhưng lại là thứ vô cùng đắt đỏ và quý hiếm.
Trước đây, đông trùng hạ thảo được khai thác trong tự nhiên, song mấy năm qua ở Việt Nam cũng có người thử trồng và thành công.
Ở Thanh Hóa có anh Lê Minh Trường, Xã Hoằng Hải, Hoằng Hóa, Thanh Hóa đã thử mô hình nuôi trồng đông trùng hạ thảo đưa về thu nhập hơn 500 triệu/năm.
Trước đó, anh Trường làm về điện tử tại Bắc Ninh. Sau một lần được theo dõi chương trình giới thiệu về đông trùng hạ thảo nên Trường mày mò và thử áp dụng mô hình nuôi trồng. Lần đầu tiên gặp thất bại nhưng anh Trường đã cố gắng học hỏi và tích lũy kinh nghiệm.
Việc nuôi trồng đông trùng hạ thảo không dễ vì loài này thường sống ở cao nguyên lạnh giá, trên 3000m so với mức nước biển nên đòi hỏi dinh dưỡng, vật ký sinh phù hợp để phát triển.
Nếu trồng, có thể chỉ cần một căn phòng rộng chừng 10m2 được gắn các thiết bị: máy lạnh, máy tạo ẩm, kệ đựng hộp nấm là các hộ dân có thể khởi nghiệp được
Trong khi nuôi vấn đề thường gặp là kỹ thuật nuôi trồng đông trùng hạ thảo phức tạp; nấm dễ bị thoái hóa, nhiễm mốc, nhiễm vi sinh vật gây hại…
Sở dĩ có tên đông trùng hạ thảo là do nguyên bản chúng là giống nấm ký sinh trên ấu trùng sâu của họ cánh bướm. Nấm và sâu cộng sinh với nhau, vào mùa đông, ấu trùng nằm dưới đất và bào tử đất sống ký sinh rồi hút hết dưỡng chất. Mùa hè, nấm mọc chồi lên khỏi đất nhưng gốc vẫn dính liền vào con sâu.
Từ xưa nó đã được đánh giá là thượng dược giúp tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, sản lượng trong tự nhiên ít nên giá luôn ở mức cao.
Giá bán loại đông trùng hạ thảo trong tự nhiên có thể lên đến vài trăm triệu đến tiền tỷ/kg, còn loại nuôi cấy có giá 500.000 đồng/hộp/100g (tươi), còn sấy khô có giá 6 triệu đồng/150g, còn dạng bột có giá 2 triệu đồng/150g.
Việc nuôi trồng trong nhà đòi hỏi yếu tố độ ẩm, thoáng khí và môi trường rất nghiêm ngặt.
Đông trùng hạ thảo chứa Cordyceps polysaccharide, Cordycepic acid, Adenosine đều là những chất tốt cho cơ thể.