Một số nước khác ở châu Á như Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan… cũng xuất hiện giống cây này
Cây tam xoa khổ (ở Việt Nam thường gọi là cây ba chạc) mọc nhiều ở vùng đồi núi, đồng bằng… chủ yếu là những khu vực nhiệt đới. Mỗi nhánh của cây đều mọc 3 lá, nhìn giống như chân gà nên mới có tên gọi là cây ba chạc.
Loài cây này có vị đắng nên 1 số nơi ở Trung Quốc còn gọi nó là “cây đắng”. Chúng thường mọc thành cụm, cây cao từ 2-6m (tối đa có thể lên tới 20m). Thân cây mảnh, dễ chặt nên có thể dùng làm củi. Tuy nhiên, nếu chỉ dùng cây ba chạc làm củi thì thật lãng phí, vì toàn bộ cây đều có giá trị kinh tế cao.
Trong Đông y, cây tam xoa khổ là 1 vị thuốc giá trị, có tính lạnh và mùi thơm nhẹ. Lá, rễ và quả của cây đều có thể dùng làm thuốc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trị phong thấp… Ngoài ra ở Trung Quốc, người ta còn trộn lẫn tam xoa khổ với các loại thảo dược trị bệnh ngoài da để nấu nước tắm, như vậy có thể rửa các vết thương và cải thiện các vấn đề ngoài da.
Ở Việt Nam, vỏ cây ba chạc khô được bán với giá khoảng 150.000 đồng/kg, lá khô có giá khoảng 190.000 đồng/kg tại các chợ dược liệu. Còn ở Trung Quốc, người ta chủ yếu mua rễ của giống cây này với giá 20 NDT/kg, tương đương 71.000 đồng/kg. Rễ cây sau đó sẽ được gia công, làm thành 1 loại bột có màu nâu và bán cho các doanh nghiệp sản xuất thuốc với giá lên tới hơn 100 NDT/kg (354.000 đồng/kg)