Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, điều hứa hẹn sẽ còn gây ra nhiều tranh cãi trong thời gian tới. Nhắc đến Jerusalem, không thể không nhắc tới Bức Tường Than Khóc, địa danh linh thiêng và nổi tiếng của thành phố.
Lịch sử của Bức Tường Than Khóc
Theo Wikipedia, Bức Tường Than Khóc ở Jerusalem là một phần nhỏ của bức tường đá vôi cổ, ban đầu được xây dựng như phần mở rộng của nhà thờ Do Thái thứ hai bởi Herod Đại Đế, bao quanh ngọn đồi tự nhiên vốn được người Do Thái và Thiên Chúa giáo gọi với cái tên Núi Đền, trong một công trình hình chữ nhật với phần đỉnh là một khoảng sân vô cùng rộng, nhờ đó nó tạo thêm nhiều không gian cho chính ngôi đền và những công trình phụ trợ.
Bức tường Than Khóc được xem là linh thiêng do mối liên kết của nó với Núi Đền. Do chính sách giữ nguyên hiện trạng của Đền, Bức Tường chính là nơi linh thiêng nhất mà người Do Thái có thể cầu nguyện, mặc dù nó chưa phải là nơi linh thiêng nhất theo tín ngưỡng của người Do Thái, nơi vốn nằm ngay sau nó.
Đối với người Do Thái, bức tường là niềm tự hào dân tộc
Ngôi Núi Đền gốc, với hình dạng tự nhiên trải qua năm tháng đã dần được mở rộng để một ngôi đền lớn hơn được xây ngay trên đỉnh. Quá trình này được hoàn thành bởi Herod, người đã bao bọc ngọn núi với một bức tường chữ nhật gần như hoàn hảo, được xây để chống đỡ cho các công trình phụ trợ và đắp đất để mang lại một hình dáng hoàn chỉnh hơn cho ngọn đồi.
Trên đỉnh của công trình hình hộp này Herod cho xây một hành lang rộng lớn bao quanh ngôi đền. Trong 4 bức tường còn lại, Bức Tường Phía Tây được coi là gần với ngôi đền gốc nhất, biến nó thành một địa điểm linh thiếng với những tín đồ Do Thái giáo bên ngoài hành lang Núi Đền trước đây.
Năm ngoái, tổng thống Trump trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Bức Tường Than Khóc
Trên một nửa chiều cao của bức tường, bao gồm cả 17 tầng gạch được đặt bên dưới nền đất, có tuổi đời bắt đầu từ thời kỳ cuối của Ngôi Đền Thứ Hai, và được cho là đã được xây vào khoảng năm 19 trước công nguyên bởi Herod Đại Đế, tuy nhiên các công trình khai quật gần đây chỉ ra rằng việc xây dựng vẫn chưa được hoàn thiện ở thời điểm Herod qua đời năm thứ 4 trước công nguyên.
Sở dĩ bức tường này có tên là Than Khóc là vì nơi đây chính là nơi mà người Do Thái thường tới cầu nguyện và than khóc cho thân phận lạc loài, lưu vong mất nước của họ từ cả ngàn năm về trước. Dân tộc Do Thái phải chịu kiếp lưu đày lang thang, không nhà , không tổ quốc và thỉnh thoảng họ phải chịu nhiều tai biến, nhất là trong thời Trung Cổ và sau cùng là tai vạ Holocaust khi 6 triệu người Do thái bị Hitler bỏ vào các lò thiêu xác.
Thăm Bức tường than khóc ở Jerusalem
Bức tường than khóc (hay còn gọi là bức tường phía Tây) là một trong những địa điểm phải đến khi bạn tới thăm thành phố cổ Jerusalem. Đi vào ban ngày đã rất tuyệt, nhưng nếu bạn muốn thực sự đắm chìm trong không khí nơi đây, hãy đến vào tối thứ 6, ngay trước lễ Sabbath. Bạn sẽ gặp những người Do Thái ở mọi độ tuổi, thuộc mọi thành phần đến ca hát, cầu nguyện và cười đùa. Có vẻ như nơi này là một địa điểm tập trung của cộng đồng.
Tuy chỉ còn lại một phần, Bức Tường Than Khóc vẫn rất rộng lớn và có rất nhiều du khách viếng thăm
Chúng tôi đi bộ dọc bức tường than khóc vào khoảng 6 giờ tối. Bạn có thể thấy người Do Thái với trạc phục hết sức chỉnh tề với mũ và các phụ kiện khác, vội vàng đi về phía bức tường. Có một người dừng ngay chỗ chúng tôi để hỏi giờ.
Bức tường được chia thành nhiều bộ phận, với phần lớn bức tường được dành cho đàn ông.
Trong tín ngưỡng của người Do Thái, nếu cầu nguyện liên tiếp 40 ngày sẽ được hưởng phép màu
Đi vào khu vực cầu nguyện là hoàn toàn có thể - tôi đi vào khu vực dành cho phụ nữ vào tối thứ 6. Có một vài người lớn tuổi ngồi đối diện với bức tường, tập trung cầu nguyện với những cuốn Ngũ Thư (Torah) trong tay. Những người trẻ, phần lớn ở lứa tuổi teen hoặc ngoài 20, thì hát và nhảy múa theo nhóm cùng nhau.
Các tín đồ thường viết lời cầu nguyện lên mảnh giấy và đặt vào các khe nhỏ trên bức tường
Nhìn gần hơn về phía bức tường, bạn sẽ thấy những mảnh giấy được nhét gọn ghẽ trong các khe hở trên bức tường đá vôi. Tôi đoán rằng trong đó chứa đầy những hy vọng và ước nguyện của các tín đồ. Còn cái thứ lông lá hiện ra trên bức tường kia? Đó thực ra là một loại thực vật.
Phebe Buffay là chủ biên của The Travelling Squid, một blog cá nhân với nội dung là những kinh nghiệm và giai thoại đi du lịch trong suốt "sự nghiệp du lịch" của cô, vốn bắt đầu từ khi cô mới 19 tuổi. Dù không giỏi xác định phương hướng, Phebe vẫn hay đi du lịch, nhiều khi một mình do những thói quen khác người và tính cách ưa khám phá một cách quá mức của mình. |