Dấu hiệu dễ thấy của làn da khô là tình trạng bong tróc, thường xuyên thiếu độ ẩm và màu sắc da thiếu sức sống. Làm thế nào để chăm sóc da khô và được cấp ẩm đầy đủ là vấn đề được nhiều chị em quan tâm.
Dấu hiệu nhận biết da khô
Một trong những loại da dễ lão hóa, tố cáo dấu hiệu tuổi tác nhanh chóng hơn các loại da khác chính là da khô. Nói một cách dễ hình dung là khi thiếu protein hoặc lipid trên bề mặt da, độ ẩm tự nhiên của da sẽ dễ dàng bốc hơi dẫn đến tình trạng da khô do mất nước. Vì vậy, với làn da có các dấu hiệu sau đây tức là nó đang đòi hỏi sự chăm sóc kỹ lưỡng từ bạn để ngăn ngừa quá trình lão hóa trên gương mặt.
- Thường có cảm giác da mặt căng, châm chích và sạm màu,...rõ hơn hết là da không có độ bóng và bị bong tróc vào mùa hanh khô.
- Lỗ chân lông trên bề mặt da nhỏ
- Các vết nhăn thường xuất hiện khi không dưỡng ẩm đầy đủ.
- Da thường xuất hiện những vùng xỉn màu do tích tụ tế bào chết.
Da khô thường có bề mặt khô ráp, bong tróc.
Tổng hợp các bước chăm sóc da khô hiệu quả tại nhà
1. Thực hiện tẩy trang cho da
Lựa chọn sản phẩm tẩy trang cho da khô là bước không thể bỏ qua bởi làn da khô mong muốn được làm sạch sâu các bụi bẩn, dầu thừa và đảm bảo không gây khô ráp cho da sau khi sử dụng. Chị em nên ưu tiên sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên để dưỡng ẩm da một cách dịu nhẹ, làm mềm các vùng da khô và không gây kích ứng.
Thời điểm cuối ngày sẽ rất thích hợp để chăm sóc da khô với một lượng nước/dầu tẩy trang vừa đủ để lấy đi các chất bẩn.
2. Làm sạch da bằng sữa rửa mặt nhẹ nhàng
Để có thể hấp thu các dưỡng chất, việc chăm sóc da khô bằng sữa rửa mặt là bước thiết yếu. Đối với da khô, bạn nên ít rửa mặt với nước nóng hay nước ấm thường xuyên vì sẽ làm cho khô da nghiêm trọng hơn. Khi lựa chọn sữa rửa mặt cho da khô, bạn lưu ý tìm chọn sản phẩm có khả năng làm sạch sâu nhưng không tác động quá mạnh hạn chế chọn loại foam hay gel vì chúng có khả năng hút ẩm cao, da trở nên khô hơn.
3. Tẩy tế bào chết cho da
Một bất lợi của da khô là lượng da chết được đẩy ra mỗi ngày nhiều hơn cách loại da khác, vì vậy việc tẩy da chết sẽ giúp bạn lấy đi những phần da bong tróc xấu xí trên mặt. Bên cạnh đó, da mặt cũng hấp thu dưỡng chất tốt hơn và tăng cường độ ẩm trên da đáng kể nhờ bước loại bỏ này.
Tuy nhiên, các chị em cũng nên lưu ý tẩy da chết tối đa 1-2 lần/tuần để tránh làm tổn thương lớp da non mềm yếu trên da, gây tình trạng kích ứng và mỏng da.
4. Tăng cường dưỡng ẩm và sử dụng serum
Kem dưỡng ẩm hoạt động để tạo ra một lớp màng bảo vệ, chúng hàn gắn tạm thời những vết rạn trên bề mặt làn da từ đó ngăn ngừa việc thất thoát độ ẩm. Nàng cũng nên chú ý chọn sản phẩm dưỡng ẩm dành cho da khô cần chứa các thành phần lành tính, mang đến khả năng cấp ẩm, khóa ẩm tức khắc. Nhờ thế việc chăm sóc da khô mới tránh hiện tượng bong tróc vảy, mốc da, ngứa rát, nhất là khi giao mùa.
Đi kèm với việc dưỡng ẩm, serum cũng cung cấp trực tiếp các thành phần dinh dưỡng cho da. Bạn ưu tiên serum dưỡng ẩm cho da khô có khả năng phục hồi các vết nứt, khôi phục làn da khỏe mạnh như trước khi bị tổn thương.
5. Dùng kem chống nắng mỗi khi ra ngoài
Một trong những tác nhân dẫn đến tình trạng da khô la do da tiếp xúc trực tiếp với ảnh nắng mặt trời hoặc màn hình máy tính mà không được bảo vệ. Các bức xạ và tia UV dễ dàng làm tổn thương da, gây mất nước và các tình trạng như sạm, nám và chảy xệ da nhanh hơn. Bởi vậy, mỗi khi ra đường, chị em luôn cần bôi kem chống nắng để bảo vệ làn da một cách kĩ càng.
6. Cấp ẩm bằng mặt nạ ngủ
Giấc ngủ được coi là chu trình thiết yếu cho toàn bộ cơ thể nói chung và làn da nói riêng khi nó chiếm 1/3 cuộc đời. Trong quá trình da mặt nghỉ ngơi cũng là lúc da mặt đào thải độc tố mạnh nhất trong khi ngủ, đồng thời cũng thẩm thấu và hấp thụ nhiều tinh chất hơn.
Vì thế, các chị em cũng nên cho mặt nạ ngủ vào list chăm sóc da khô của mình. Việc sử dụng mặt nạ ngủ để chăm sóc da khô nên là bước làm sau khi chị em đã làm sạch mặt, nhờ vậy mà da đủ ẩm để tăng sinh Collagen và Elastin, tránh hiện tượng lão hóa.
7. Chăm sóc cho cả đôi môi
Môi cũng là bộ phận chịu thiệt hại nặng nề do da khô mang lại. Môi thiếu độ ẩm có thể bị bong tróc, nứt nẻ thậm chí là tổn thương dẫn đến chảy máu.
Việc bạn cần làm để chăm sóc da môi khô là sử dụng son dưỡng hoặc tự làm những sản phẩm dưỡng môi từ tự nhiên như dầu dừa, dầu oliu,…. Thoa đều lên môi mỗi tối trước khi đi ngủ hoặc trước khi bôi son sẽ giúp bờ môi của bạn vẫn căng mọng, hồng hào.
Cũng như qúa trình làm đẹp của nhiều loại da khác, cách chăm sóc da khô không đòi hỏi quá nhiều kĩ năng và tốn quá nhiều thời gian. Tuy nhiên, dù chị em chọn phương pháp chăm sóc nào cũng phải duy trì và thực hiện một cách nghiêm túc để có được những thay đổi rõ rệt từ làn da.