Trong cuộc sống, thật khó để bạn tránh khỏi những tình huống mà bản thân không biết phải cư xử sao. Và đây là 10 mẹo tâm lý mà các chuyên gia đã đưa ra nhằm giúp bạn dễ dàng thoát khỏi chúng.
Khi ai đó nói quá nhiều
Đây là tình huống có lẽ ai trong chúng ta cũng từng gặp phải. Thật khó có cách nào để khiến một người đang thao thao bất tuyệt dừng lại câu chuyện của họ.
Mẹo nhỏ được đưa ra ở đây là bạn có thể thả rơi một món đồ nào đó trong tay bạn (trừ điện thoại, đồ dễ vỡ,...) hoặc giả vờ làm đổ thứ gì đó. Điều này có thể khiến người kia nhận ra là họ đã nói quá nhiều một thời gian dài và cảm thấy không thoải mái. Từ đó, họ có thể khiến tự ngưng cuộc trò chuyện tưởng chừng không hồi kết lại.
Khi bạn thấy lo lắng
Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng não bộ của chúng ta thường cảm thấy thoải mái nhất khi ăn. Tuy nhiên, nếu bạn cứ ăn bất kỳ khi nào thấy căng thẳng, bạn hoàn toàn có thể rơi vào nguy cơ phải đối diện với cái cân sau khi cơn stress đi qua.
Vậy nên bí kíp ở đây chính là đánh lừa não bộ vào trạng thái ấy bằng cách sử dụng kẹo cao su. Khi nhai kẹo, não bạn sẽ quên đi chuyện căng thẳng, dần rơi vào trạng thái thư giãn. Bạn có thể áp dụng bí kíp này trước những cuộc hội thoại căng thẳng như phỏng vấn xin việc hay trong lúc chờ đợi người khác.
Đối phó với khách hàng nóng giận
Phải đối mặt với khách hàng to tiếng, nóng giận luôn là điều những người làm dịch vụ không hề mong muốn. Mẹo tâm lý được đưa ra cho bạn là hãy thử đặt gương đằng sau hoặc xung quanh để người đối diện có thể tự soi thấy họ trong khi đang tranh cãi.
Con người thường không thích nhìn thấy chính mình cư xử cáu kỉnh, giận dữ vì bản thân chúng ta cũng không thích những điều này. Mẹo nhỏ dùng chiếc gương sẽ giúp họ bình tĩnh lại và cả hai bạn có thể trao đổi bình tĩnh hơn.
Thoát khỏi bài hát cứ quanh quẩn trong đầu
Tình huống này thực sự rất quen phải không? Đôi khi có những bài hát quá phổ biến và dù không muốn, chúng ta vẫn bị cuốn theo, lẩm nhẩm mà không hề nhận ra. Bạn sẽ có xu hướng lặp đi lặp lại một đoạn bài hát và mắc kẹt trong giai điệu ấy.
Để thoát khỏi điều này, hãy thử kết thúc bài hát bằng cách hát đến cuối bài. Điều này giúp bộ não của bạn nghĩ rằng bài hát đã kết thúc và bạn sẽ ngừng vô thức hát giai điệu ấy.
Nếu bạn muốn tránh mâu thuẫn với ai đó
Khi bạn phải đàm phán với người khác, nhất là trong kinh doanh, mẹo này sẽ rất hữu ích. Bạn hãy thử ngồi cạnh họ thay vì ngồi đối diện và cashc xa nhau.
Điều này sẽ khiến họ cảm thấy bạn và họ ở cùng một phe. Bên cạnh đó việc tức giận hay quát tháo một người đang tiếp xúc gần gũi với mình cũng rất kỳ cục, mọi người sẽ ngại làm như vậy.
Phá vỡ sự e dè khi vào nhóm mới
Khi mới làm quen với một nhóm bạn, đa số sẽ cảm thấy khá khó xử khi không rõ đối phương nghĩ gì, nhận xét gì về mình. Đây là chuyện bình thường nhưng nếu điều đó khiến bạn phải bận lòng thì có một cách kiểm tra là hãy nhìn vào đôi chân của họ.
Nếu có, bàn chân họ sẽ có chiều hướng chỉ về phía bạn, thay vì chỉ quay mặt về phía bạn. Bạn có thể xác định liệu sự xuất hiện của mình có được chào đón hay không bằng cách quan sát hướng bàn chân của đối phương. Bạn cũng có thể phá vỡ không khí căng thẳng bằng những mẩu chuyện cười... Mẹo này áp dụng trong cả quan hệ tình bạn hay tình yêu.
Muốn nhận được câu trả lời
Không phải lúc nào hỏi bạn cũng sẽ nhận được câu trả lời mong muốn ngay tức thì, nhất là khi đó là câu hỏi khó, hoặc về một vấn đề khiến đối phương không thoải mái. Họ sẽ trả lời vòng vo, và rốt cục bạn sẽ nản mà chẳng thu được gì.
Trong tình huống như vậy, hãy cứ giữ im lặng, nhìn sâu vào mắt và để đối phương tiếp tục chia sẻ. Sau một khoảng thời gian, bạn sẽ có những gì mình cần.
Muốn gây áp lực với ai đó
Mánh khóe này có thể áp dụng trong trường hợp bạn biết đối phương đang nói dối hoặc giấu giếm điều gì đó, và muốn họ phải chia sẻ ra.
Lúc này, hãy nhướn mày cao lên, nhìn thẳng vào mắt. Đây là cách để tạo áp lực, khiến tinh thần họ yếu đi và cuối cùng phải chia sẻ hết những gì đang che giấu.
Muốn trẻ con làm theo ý mình
Đừng hỏi trẻ có muốn làm việc gì đó hay không, thay vào đó hãy đưa cho trẻ những lựa chọn rõ ràng.
Ví dụ nếu bạn muốn trẻ ăn rau, thay vì hỏi trẻ có muốn ăn rau không, hãy hỏi trẻ muốn ăn 2 miếng hay 3 miếng rau. Dù trẻ có thể kháng cự nhưng khả năng cao là trẻ sẽ ra quyết định và có cảm giác trách nhiệm khi được tự quyết định hơn.
Bạn muốn dọa một kẻ thích khiêu chiến
Thoát khỏi một cuộc chiến vẫn tốt hơn là tham chiến. Vậy trong trường hợp bạn gặp một kẻ thích khiêu chiến thì phải làm sao?
Câu trả lời là dùng sức mạnh của ánh mắt. Hãy nhìn thẳng vào mắt họ một cách kiên định, từ từ chuyển hưởng ánh mắt từ đầu xuống chân họ rồi ngược trở lại trước khi nhìn ra chỗ khác. Hành động này truyền tải thông điệp rằng bạn vừa đáng giá họ và cảm thấy họ không phải mối đe dọa đáng kể nào đối với bạn.