4 điều dù thân đến mấy cũng đừng nói ra

Bảo Anh. - Ngày 12/11/2022 12:00 PM (GMT+7)

Hãy nói lúc cần, đừng nói quá nhiều khi bản thân không liên quan và cố gắng lắng nghe khi không cần thiết phải nói.

Nghe audio
0:00
0:00

Nói không chỉ là khả năng, mà còn là nghệ thuật. Con người ta sống trên đời chỉ mất 2 năm để học nói nhưng lại mất cả đời để học cách im lặng. Nếu bạn nói quá nhiều sẽ dễ làm mất lòng người khác; nếu bạn nói quá thẳng thắn và động chạm, người khác sẽ ghét bạn, nếu bạn nói mà không suy nghĩ, bạn sẽ trực tiếp gây thù chuốc oán ...

Dù ở thời đại nào, câu nói “Bệnh tật từ miệng mà ra, hoạ cũng từ miệng mà ra” là một chân lý muôn thuở. Vậy nên nói như thế nào để vừa không làm mất lòng người khác, vừa bảo vệ được chính mình? Sẽ tốt hơn khi bạn có những nguyên tắc nhất định khi giao tiếp. Hãy nói lúc cần, đừng nói quá nhiều khi bản thân không liên quan và cố gắng lắng nghe khi bạn có thể.

Trước mặt người khác, người thông minh thường không nói những lời này, đó là thể hiện trí tuệ cảm xúc của một con người.

Thứ nhất, về những vấn đề vụn vặt, đừng tra hỏi đến cùng

4 điều dù thân đến mấy cũng đừng nói ra - 1

Khi giao tiếp với người khác ở bên ngoài, cách tốt nhất là bạn nên gật đầu khi đối phương đang nói và khi họ nói xong, chỉ cần lặp lại một vài từ, đừng quá đi sâu vào vài chi tiết nhỏ nhặt.

Một số người khi nghe người khác sẽ không kiểm soát được mình mà nhanh chóng tìm cách nói chen vào. Họ đặt ra cả tá câu hỏi, từ liên quan tới cả không liên quan rồi chạm vào điểm mấu chốt của người khác. Điều này về cơ bản không mang lại lợi ích gì, chỉ dễ dẫn đến mâu thuẫn mà thôi.

Về vấn đề này, một số người sẽ phản bác rằng sao không chất vấn đến cùng mà phải giữ chừng mực trong quan hệ với người khác? Nhớ rằng, đúng hay sai không phải là điều quan trọng nhất trong một mối quan hệ. Hãy để cho người đối diện biết rằng họ đang được lắng nghe với tất cả sự chăm chú và tôn trọng. Khi giao tiếp với mọi người, điểm nhấn không phải là hiểu sâu sắc vấn đề mà là cho người khác thể diện, thể hiện sự tôn trọng.

Thứ hai, không nói về bí mật riêng tư

4 điều dù thân đến mấy cũng đừng nói ra - 2

Trong mối quan hệ nào cũng vậy, có một số điều bạn nên cởi mở và trung thực, một số khác tốt hơn là không nói hoặc phải rất thận trọng.

Nếu ai đó hỏi bạn một số điều khá riêng tư, muốn chia sẻ nhiều hơn với bạn, bạn sẽ lựa chọn thế nào? Có người cho rằng dù là điều riêng tư nhưng giữa hai người thân thiết thì cũng không có vấn đề gì. Là bạn bè, tôi tin rằng bạn sẽ không làm tổn thương tôi, không phải quá đề phòng.

Hành vi như vậy là điều cấm kỵ ở nơi làm việc. Biết người biết mặt khó biết lòng. Bạn kể với người khác bằng sự chân thành nhưng họ có thể không đến với bạn bằng điều đó. Bí mật hôm nay của bạn có thể trở thành câu chuyện đem ra bàn tán, mổ xẻ của ai kia.

Vì vậy, chúng ta không nên hỏi về bí mật, chuyện riêng tư của người khác và khi ai đó hỏi chúng ta về những điều này, chúng ta có thể không trả lời hoặc dùng những cách khéo léo khác để đáp lại. Làm được như vậy, bạn sẽ tránh xa được tai họa.

Thứ ba, ít nói về chủ đề tiền bạc

4 điều dù thân đến mấy cũng đừng nói ra - 3

Hoa và Lan là hai người bạn khá thân thiết. Trong một lần trò chuyện khi hai người đi ăn, Lan hỏi: "Gần đây cậu bận việc gì vậy? Cậu vẫn đang sống tốt đấy chứ?"

Nghe câu hỏi của bạn, Hoa thật thà trả lời: "Nói thật với cậu là vợ chồng tớ thời gian vừa rồi có ra kinh doanh riêng, cũng mua được cái xe cho tiện đi lại. Tớ nghỉ việc rồi, giờ tập trung vào công việc kinh doanh thôi."

Lan nghe thấy vậy tự nhiên trong lòng tràn lên cảm giác bực bội, cô hỏi thêm: "Cậu làm ăn gì đấy? Vợ chồng tớ gần đây cũng chật vật, muốn thử xem sao."

Hoa không chút giấu giếm đáp lời bạn: "Công việc này cũng vất vả, quan trọng hơn là đòi hỏi sự kiên trì. Cậu cần ít nhất nửa năm mới thấy được lãi, nhìn chung cũng không dễ dàng."

Ra về, trong lòng Lan chỉ toàn là sự hậm hực. Cô thậm chí còn đồn thổi những điều không hay về người bạn mình, cho rằng dù sao hai người giờ cũng ít khi gặp lại, cô bạn bận thế cơ mà.

Vậy mới nói, chuyện tiền bạc là điều mà trong mối quan hệ nào bạn cũng cần cân nhắc khi nói đến. Khi bạn giàu, người ta có thể đến với bạn chỉ để nhờ vả, lợi dụng; khi bạn nghèo, người ta thậm chí chẳng giúp mà còn khinh thường.

Thứ tư, không đùa quá đà người khác

4 điều dù thân đến mấy cũng đừng nói ra - 4

Dung những ngày mới đến nơi làm việc rất hay đùa giỡn với người khác. Cô nghĩ vui vẻ là cách để kết nối và thân thiết hơn với mọi người. Tuy nhiên, sau một thời gian, Dung phát hiện ra rằng mình không biết từ bao giờ đã trở thành cái gai trong mắt nhiều người, là chủ đề của nhiều cuộc chỉ trích. Tất cả cũng là vì những lời nói đùa quá đà kia.

Nhớ rằng, người nói vô tình, người nghe hữu ý. Những lời nói đùa của bạn dù xuất phát từ sự vô tư cũng có thể làm người khác tổn thương, nảy sinh những suy nghĩ không hay. Không phải mọi lời nói ra đều có thể truyền tải đúng thông điệp của bạn và biết đâu đối phương đã có một ngày rất tệ, họ không thể chịu nổi việc bạn mang họ ra để vui đùa.

Không phải ai cũng có thể đùa được. Nếu không hiểu được điều này, bạn sẽ thấy nhiều mối quan hệ của mình ngày một xấu đi. Biết giữ mồm giữ miệng mới chính là bảo vệ chính mình, tôn trọng người khác, biểu hiện của sự khôn ngoan.

Muốn trở thành người may mắn, hãy bắt đầu bằng cách làm tốt 3 điều này
Muốn trở thành người may mắn, bạn cần bắt đầu từ việc thực hiện tốt 3 điều dưới đây. Một người có được may mắn hay không chủ yếu phụ thuộc vào hành vi của chính người đó.

Bài học cuộc sống

Theo Bảo Anh.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bài học cuộc sống