Người khôn ngoan hiểu: Trình độ càng thấp thì ham muốn phản bác càng mạnh mẽ

Bảo Anh. - Ngày 23/04/2024 12:00 PM (GMT+7)

Kỷ luật tự giác lớn nhất của người lớn là kiềm chế mong muốn phản bác của họ. Thay vì lãng phí thời gian để tranh cãi với người khác, hãy im lặng và làm việc của riêng mình.

Xung quanh bạn, có ai thích nói chuyện như thế này không?

"Không! Không! Anh không biết gì cả..."

"Không! Không! Tôi không nghĩ bạn đúng đâu. Cái đó không tính. Không phải lúc nào cũng như thế này đâu..."

Trong cuộc sống của chúng ta, luôn có một số người thích tranh luận. Họ không quan tâm đến cảm xúc của người khác và chỉ muốn bày tỏ ý kiến ​​của mình một cách nhanh chóng. Dù người khác có nói gì thì họ vẫn luôn có thể tìm ra lỗi và bắt bẻ. 

Không thể nói chuyện biển cả với con ếch ngồi đáy giếng và chẳng thể bàn về băng tuyết với lũ côn trùng mùa hè. Đừng cạnh tranh với những người như trên, bạn sẽ không thể thắng. Trong thế giới nhỏ bé của họ, chỉ có họ là sự thật tuyệt đối. 

Trình độ của một người càng thấp thì người đó càng dễ mắc kẹt trong 3 kiểu tư duy nhận thức dưới đây, dù có tranh luận thế nào thì bạn cũng không thể thắng được: 

Người khôn ngoan hiểu: Trình độ càng thấp thì ham muốn phản bác càng mạnh mẽ - 1

“Tư duy đèn đỏ”: Thói quen bác bỏ là chất độc cho tâm trí

Xung quanh chúng ta luôn có một số người không bao giờ chấp nhận lời đề nghị của người khác. Dù có gặp bất cứ điều gì, họ cũng tìm mọi cách, nhất nhất để bảo vệ quan điểm của mình.

Trong tâm lý học, hiện tượng này được gọi là "tư duy đèn đỏ", là khi nghe những ý kiến ​​khác nhau, bạn không suy nghĩ hay phân tích gì mà trực tiếp bác bỏ chúng. Những người có “tư duy đèn đỏ” ​​luôn cho rằng mình đúng, từ chối tiếp nhận những quan điểm mới và không sẵn lòng thực hiện thay đổi.

Suy nghĩ của họ giống như đèn đỏ, khiến họ mắc kẹt trong con đường riêng của mình, chỉ tận hưởng thế giới của riêng mình và tầm nhìn ngày càng bị thu hẹp lại. Những cuộc tranh luận và phản bác với người như vậy không những không thể hòa giải được hai bên mà còn đổ thêm dầu vào lửa. Thực ra chỉ có một cách để thắng trong một cuộc tranh luận như vậy, đó là tránh tranh luận.

Như Franklin đã nói: “Tranh luận và bác bỏ, bạn có thể thắng nhưng bạn sẽ không bao giờ chiếm được cảm tình của đối phương”.

Thái độ của một người đối với việc đặt câu hỏi quyết định mức độ tư duy nhận thức của người đó. Thay vì lãng phí thời gian và sức lực tranh cãi với người khác về thắng thua, tốt hơn hết bạn nên hoàn thiện bản thân, trau dồi kiến ​​thức cho chính mình. 

Người khôn ngoan hiểu: Trình độ càng thấp thì ham muốn phản bác càng mạnh mẽ - 2

"Hiệu ứng Dunning Kruger": Nhận thức càng thấp càng cho rằng mình đúng 

Nhận thức của một người quyết định hành vi của người đó. Người khôn ngoan hiểu rằng, ngoài kia còn có bầu trời rộng bao la, trong khi người kém hiểu biết chỉ ngồi trong giếng nhìn trời. Họ sẽ vắt óc tranh luận với người khác rằng bầu trời chỉ rộng lớn như miệng giếng.

Những người có trình độ nhận thức khác nhau đơn giản là không thể giao tiếp. Kiến thức của một người càng kém thì niềm tin của anh ta càng tuyệt đối vì anh ta chưa bao giờ nghe thấy quan điểm ngược lại. Những người có nhận thức thấp thường kiêu ngạo hơn và cho rằng mình luôn đúng, người khác luôn sai.

Sự phản bác thích hợp là sự giao tiếp và suy nghĩ. Việc ai đó luôn mặc định bác bỏ theo thói quen là biểu hiện của sự thiếu hiểu biết.

Có một hiện tượng trong tâm lý học gọi là Hiệu ứng Dunning Kruger, một loại thiên kiến nhận thức làm một người đánh giá trí tuệ, khả năng về một lĩnh vực nào đó cao hơn thực tế. Những người có trình độ nhận thức thấp thường cảm thấy mình giỏi hơn người khác và có cảm giác vượt trội.

Elon Musk từng nói: "Mỗi người chỉ có thể suy nghĩ ở mức độ nhận thức của riêng mình. Nếu ai đó nói với tôi 2+2=12, tôi sẽ nói họ hoàn toàn đúng và không bao giờ tranh cãi".

Người khôn ngoan hiểu: Trình độ càng thấp thì ham muốn phản bác càng mạnh mẽ - 3

“Hiệu ứng phản tác dụng”: Bác bỏ là bản năng, kiềm chế là kỹ năng

Có một thuật ngữ quan trọng trong tâm lý học gọi là " hiệu ứng phản tác dụng". Theo đó, khi con người gặp phải điều gì không phù hợp với ý tưởng của mình, họ sẽ phản kháng theo bản năng, từ đó củng cố thêm quan điểm của mình.

Nói cách khác, bác bỏ thực chất là mong muốn bản năng của con người và là một loại phòng thủ tâm lý. Trong số 16 cơ chế phòng vệ tâm lý của nhà tâm lý học Freud, có một cơ chế gọi là phủ nhận. Điều này có nghĩa là con người có xu hướng phớt lờ thực tế mà họ không muốn đối mặt và cố gắng hết sức để phủ nhận ý kiến ​​​​của người khác.

Đây cũng chính là điều mà chúng ta thường gọi là “thói quen phản bác”. Cơ chế phòng vệ này có thể mang lại cho bạn sự thoải mái trong ngắn hạn, nhưng việc sử dụng nó về lâu dài sẽ khiến vấn đề của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.

Có câu nói: “Thói quen không thành vấn đề, bác bỏ không thành vấn đề, nhưng sự kết hợp của cả hai mới là vấn đề lớn”.

Kỷ luật tự giác lớn nhất của người lớn là kiềm chế mong muốn phản bác của họ. Thay vì lãng phí thời gian để tranh cãi với người khác, hãy im lặng và làm việc của riêng mình. Suy cho cùng, chúng ta không bao giờ có thể thuyết phục người muốn thuyết phục chính mình.

Thực ra, quan điểm của mỗi người là lựa chọn cá nhân. Bạn không cần phải thuyết phục ai cả, chỉ cần làm tốt việc của mình là được. Chúng ta bác bỏ từng lời nói, chỉ để thu phục đối phương nhưng thực ra chính cuộc sống của chúng ta đang bị lãng phí.

Những người có khả năng kiềm chế mong muốn bác bỏ thường đạt được nhiều thành tựu hơn.

Người khôn ngoan hiểu: Trình độ càng thấp thì ham muốn phản bác càng mạnh mẽ - 4

Triết gia vĩ đại Đức Arthur Schopenhauer từng nói: "Phạm vi nhận thức của một người là thế giới của người đó".

Khi bạn cảm thấy thế giới này thật vô giá trị, bạn đã bị thế giới bỏ rơi. Nếu chúng ta có thể chấp nhận người khác bằng thái độ bình thản thì nhận thức của chúng ta sẽ đạt đến một tầm cao mới.

Cách hành xử khôn ngoan nhất: Tròn bên ngoài và vuông bên trong
Tròn có nghĩa là hiểu được cảm xúc của con người và sự ấm áp; vuông có nghĩa là tuân thủ các quy tắc và điểm mấu chốt.

Bài học cuộc sống

Theo Bảo Anh.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bài học cuộc sống