7 thói quen mà bạn vô thức thể hiện dưới đây sẽ thúc đẩy sự kết nối, tạo ra không gian nơi người khác cảm thấy được nhìn nhận, lắng nghe và trân trọng. Nhớ rằng, mỗi tương tác là một cơ hội để bạn kết nối và tác động tích cực đến cuộc sống của ai đó.
1. Bạn là người lắng nghe tích cực
Chúng ta đều thích một người nói chuyện hay nhưng có điều gì đó vô cùng thoải mái khi ở bên một người thực sự biết lắng nghe. Lắng nghe tích cực không chỉ đơn thuần là im lặng khi người đối diện nói. Điều quan trọng là thể hiện sự quan tâm thực sự, đưa ra phản hồi và phản hồi theo cách khiến người nói cảm thấy được lắng nghe, thấu hiểu.
Bạn có nhớ lần gần nhất trò chuyện với một người thực sự quan tâm đến những gì bạn nói không? Cảm giác đó thật tuyệt phải không?
Bạn có thể không nhận ra, nhưng khi bạn chủ động lắng nghe ai đó, bạn đang gửi đi thông điệp rằng lời nói của họ rất quan trọng, suy nghĩ của họ có giá trị và họ xứng đáng với thời gian của bạn. Điều này khiến mọi người cảm thấy thoải mái khi ở bên bạn.
2. Bạn có khả năng nhớ những chi tiết
Bạn có biết, những điều tưởng chừng nhỏ bé nhất lại có thể tạo nên sự khác biệt lớn nhất? Vấn đề thực sự không nằm ở chi tiết đó, mà là ở việc ai đó vẫn nhớ, vẫn quan tâm đủ để giữ chi tiết nhỏ đó về bạn trong ký ức.
Khi bạn nhớ những chi tiết về mọi người, dù là sở thích, tên con chó của họ, quán cà phê yêu thích hay món họ bị dị ứng... Tất cả đều cho thấy bạn coi trọng sự tương tác với họ. Nó khiến mọi người cảm thấy bản thân được nhìn nhận và trân trọng. Một cách vô thức, thói quen này là công cụ mạnh mẽ giúp những người xung quanh bạn cảm thấy thoải mái, được coi trọng và đặc biệt hơn. Vì vậy, đừng bỏ qua những chi tiết nhỏ bởi chúng có thể quan trọng hơn bạn nghĩ.
3. Bạn thành thạo nghệ thuật ngôn ngữ cơ thể
Ngôn ngữ cơ thể nói lên rất nhiều điều. Ngay cả khi im lặng, chúng ta vẫn liên tục giao tiếp với thế giới bên ngoài thông qua tư thế, cử chỉ và biểu cảm khuôn mặt.
Phản ánh ngôn ngữ cơ thể của ai đó là một cách tinh tế nhưng hiệu quả để tạo cảm giác thoải mái và gần gũi. Bạn có thể không nhận ra nhưng khi bạn tinh tế làm theo điều người đối diện làm như cùng bắt chéo chân hay hơi nghiêng người về phía trước, bạn đang thầm tạo ra mối liên kết của sự đồng cảm và thấu hiểu.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mọi người có nhiều khả năng cảm thấy thoải mái hơn với người có ngôn ngữ cơ thể tương tự mình. Điều này tạo ra cảm giác quen thuộc và gắn kết, thậm chí có thể khiến một người trở nên thuyết phục hơn.
Vì vậy, lần tới khi trò chuyện với ai đó, hãy chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của bạn. Nó có thể là vũ khí bí mật giúp bạn khiến người khác cảm thấy thoải mái.
4. Bạn không sợ bị tổn thương
Bản chất con người chúng ta là muốn thể hiện những gì tốt nhất, muốn tỏ ra thật mạnh mẽ và bất khả chiến bại. Nhưng trớ trêu thay, chính sự yếu đuối của chúng ta lại thường khiến mọi người cảm thấy thoải mái hơn khi ở bên.
Khi bạn chia sẻ về nỗi sợ hãi, sai lầm hoặc điểm yếu của mình, bạn đang cho thấy bạn cũng là con người như bao người khác. Điều này gửi đi thông điệp rằng không hoàn hảo cũng không sao hết. Hành động chia sẻ thông tin cá nhân có thể tạo ra sự kết nối nhanh chóng và khiến người khác cảm thấy an toàn khi làm điều tương tự với bạn. Vì vậy, đừng ngại về điểm yếu của mình. Chấp nhận chúng có thể là một trong những điều an ủi nhất mà bạn có thể làm cho những người xung quanh.
5. Bạn thực sự lạc quan
Ai cũng có những lúc khó khăn, cảm giác dường như mọi thứ đều diễn ra không ổn. Tuy nhiên, vẫn luôn có những người nhìn thấy tia hy vọng bất chấp ở trong hoàn cảnh nào. Họ thừa nhận vấn đề gặp phải và nhìn thấy mặt tích cực của vấn đề.
Những người thực sự lạc quan có khả năng khiến người khác cảm thấy thoải mái và phấn chấn. Họ tỏa ra sự tích cực và bằng cách nào đó khiến bạn tin rằng dù mọi thứ có tệ đến đâu, chúng cũng sẽ trở nên tốt hơn.
Lạc quan không có nghĩa là phớt lờ thực tế hay tô hồng vấn đề mà có cái nhìn tích cực và lan tỏa sự tích cực đó đến những người xung quanh bạn. Nó khiến mọi người cảm thấy hy vọng và có niềm an ủi lớn lao.
6. Bạn tôn trọng không gian cá nhân
Chúng ta đều biết cảm giác khó chịu thế nào khi có người xâm phạm không gian riêng tư của mình, khi ranh giới bất thành văn đã bị vượt qua. Bạn hiểu rằng mỗi người có mức độ thoải mái khác nhau khi nói đến sự gần gũi về mặt vật lý và bạn sẽ điều chỉnh sao cho phù hợp trong từng giao tiếp.
Sự tôn trọng không gian cá nhân này không chỉ giới hạn ở phạm vi vật lý mà là hiểu và tôn trọng ranh giới trong các cuộc trò chuyện, thay vì thúc ép mọi người chia sẻ nhiều hơn những gì họ cảm thấy thoải mái. Khi bạn tôn trọng không gian cá nhân, cả về thể chất lẫn tinh thần, mọi người sẽ cảm thấy an toàn và được tôn trọng khi ở bên bạn.
7. Bạn thể hiện lòng tốt
Cuối cùng, có một điều quan trọng nhất giúp mọi người cảm thấy thoải mái, đó chính là lòng tốt. Một nụ cười ấm áp, một cử chỉ chu đáo hay một lời nói yêu thương, những hành động tử tế này đều có thể tạo nên sự khác biệt lớn trong ngày của một ai đó. Nó gửi đi thông điệp rằng bạn được coi trọng, được trân trọng và bạn được an toàn khi ở đây.
Lòng tốt không chỉ là một hành động mà còn là một thái độ, một cách sống. Khi bạn thể hiện phẩm chất này, bạn không chỉ khiến người khác cảm thấy thoải mái mà còn tạo ra hiệu ứng lan tỏa tích cực. Hãy tiếp tục lan tỏa lòng tốt bởi đó là công cụ mạnh mẽ nhất mà chúng ta có.