Người nghèo có túi nghèo và người giàu có cái đầu giàu. Điều đáng sợ nhất không phải là không phải túi không có tiền mà là một cái đầu trống rỗng. Hãy học cách suy nghĩ như người giàu, nuôi dưỡng thói quen trở nên giàu và bạn có thể sống một cuộc sống giàu có.
Có một câu nói rằng: "Nghèo đói là một rối loạn tinh thần, không phải là một trạng thái kinh tế; tài sản lớn nhất của một người giàu có không phải là những con số trong tài khoản mà là cách suy nghĩ độc đáo của người đó."
Trong nhiều trường hợp, điều khiến một người rơi vào cảnh nghèo khó không phải là khó khăn về tài chính mà là sự hạn hẹp trong tư duy. Dưới đây là 7 “suy nghĩ của người giàu” khiến bạn ngày càng có giá trị hơn:
1. Kiểm soát cảm xúc
“Nhà đầu tư huyền thoại” Warren Buffett và “huyền thoại khởi nghiệp” Bill Gates được mời đến diễn thuyết tại Đại học Washington. Một sinh viên đặt ra câu hỏi về cách để trở nên giàu có, Buffett trả lời rằng: “Câu trả lời rất đơn giản. Thành công không liên quan gì đến chỉ số thông minh, mấu chốt nằm ở lý trí”. Bill Gates nói: “Tôi đồng tình với quan điểm của Buffett. Khả năng kiểm soát cảm xúc thực sự quyết định một người có thể thành công hay không”.
Không khó để nhận thấy rằng một người càng quyền lực thì càng biết cách kiềm chế cảm xúc của mình.
Bạn có phải là người khi gặp phải những khách hàng khó chiều, đôi bên căng thẳng khi nảy sinh mâu thuẫn và cuối cùng là phá vỡ sự hợp tác? Khi nhận một nhiệm vụ lớn, bạn bắt đầu thở dài, trước khi bắt tay vào làm thấy rất áp lực tinh thần.
Người ta nói rằng, thứ có thể khiến con người suy sụp nhất thường là những cảm xúc thái quá. Những người thực sự khôn ngoan tuân thủ nguyên tắc đặt con người lên hàng đầu, xử lý sự việc trước, sau đó mới xử lý cảm xúc. Đó là một loại năng lực, cũng là một khuôn mẫu.
2. Tiếp xúc xã hội
Hạc đứng giữa bầy gà, theo bạn là con hạc hay bầy gà phải khó chịu hơn? Có người nói hạc đứng cùng bầy gà thì kẻ đau khổ, cảm thấy thấp kém chỉ có thể là những con gà. Nhưng bạn có nghĩ rằng khi ở cùng bầy gà, con hạc kia hoặc bị gà ép chết, hoặc sẽ bị gà đồng hóa?
Trên thực tế, hai quan điểm này cũng là điểm khác biệt giữa tiếp xúc xã hội của người nghèo và của người giàu. Các vòng tròn kết nối xã hội có tác dụng đồng hóa, nhưng nhiều người lại có xu hướng bỏ qua điểm này.
Hòa nhập với xã hội có thể mang lại cho bạn cảm giác vượt trội tạm thời, nhưng nó cũng có nghĩa là ở trong “đàn gà” mãi mãi. Nếu bạn chọn làm việc với một người giỏi, ban đầu có thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn nhưng cuối cùng bạn sẽ thu lợi về cho mình, ngày càng phát triển. Trong thánh kinh “Talmud” của người Do Thái có câu: “Nếu bạn nghèo, bạn phải đứng giữa những người giàu có”.
3. Làm việc
The Economist đã thực hiện một cuộc khảo sát và phát hiện ra hiện tượng bất thường: Trong 30 năm qua, số giờ làm việc của tầng lớp trung lưu và người nghèo đã giảm mạnh, trong khi thời gian làm việc của giới thượng lưu và người giàu lại tăng mạnh. Hơn 50% tỷ phú làm việc hơn 65 giờ một tuần.
Có hai lý do cho việc này. Người nghèo quan tâm nhiều hơn đến tỷ lệ thời gian trên những gì nhận được. Nếu không có thêm tiền, họ sẽ chỉ làm đủ để duy trì công việc và nằm dài sau khi tan sở. Trong khi đó, người giàu cho rằng bản chất của công việc là tạo ra giá trị. Bằng cách không ngừng cải thiện bản thân trong công việc, thu nhập sẽ theo đó mà đến. Mỗi phút bạn làm việc chăm chỉ hiện tại sẽ gia tăng giá trị cho tương lai của bạn.
4. Quản lý tài chính
Một thống kê cho thấy, tại Hoa Kỳ, tỷ lệ phá sản của những người trúng xổ số cao tới 75%. Phần lớn những người trúng giải độc đắc đều rơi vào cảnh nghèo khó chưa đầy 5 năm sau khi trúng giải.
Người không biết quản lý tiền bạc sớm muộn gì cũng bị đồng tiền bỏ rơi. Cùng một lượng tài sản, những người sử dụng theo cách khác nhau sẽ dẫn đến kết quả rất khác nhau.
Nếu bạn dùng nó để đầu tư vào việc học, bạn sẽ thu được giá trị. Nếu bạn dùng nó để đầu tư vào quản lý tài chính, bạn sẽ thu được của cải. Nhưng nếu bạn chỉ ăn, uống và chìm đắm trong những ham muốn buông thả, của cải sẽ bị tiêu xài hoang phí và nhanh chóng chỉ còn là quá khứ. Người giàu dùng tiền giỏi hơn. Nhớ rằng, biết kiếm tiền là một loại năng lực và biết quản lý tiền sẽ càng giúp bạn đi xa.
5. Khả năng hành động
Trong cuốn "Đừng làm nô lệ cho đồng tiền", nhà văn Ma Yinchun đã kể một câu chuyện. Có cặp anh em nọ cùng nhìn thấy cơ hội kinh doanh giày và quyết định mỗi người sẽ thành lập một nhà máy sản xuất riêng.
Nghĩ là làm, người anh nhanh chóng bắt tay vào hành động. Anh đi tìm và mời những người thợ chính tài giỏi về làm việc cho mình, tìm nguồn nguyên liệu cho nhà máy. Trong vòng chỉ nửa tháng, sản phẩm của anh đã được tung ra thị trường.
Trong khi đó, người em còn mãi đắn đo: “Bây giờ các xưởng giày mọc lên như nấm vậy, sao có thể cạnh tranh nổi? Nếu thất bại thì phải làm sao với khoản thu lỗ?”. Người em vẫn do dự với kế hoạch của mình. Thấy anh trai gặp khó khăn trong việc kinh doanh, xoay vòng vốn ngày càng khó khăn, người em không khỏi mừng vì sự trì hoãn của mình. Thế nhưng sau đó, khi thấy anh trai mở rộng được thị trường và kiếm tiền rất tốt, người em rất hối hận.
Cuối cùng, người anh đã xây dựng được mạng lưới tiếp thị khổng lồ trên toàn quốc, trong khi người em mãi vẫn trong vòng luẩn quẩn.
Thứ duy nhất đứng trước mặt bạn, có thể cản trở bạn là chính bạn. Suy nghĩ là vấn đề, hành động mới là câu trả lời.
6. Ham muốn nhất thời
Trì hoãn sự hài lòng không có nghĩa là bạn không muốn sự thoải mái, từ chối sự dễ dàng mà chỉ là thiết lập lại trật tự của niềm vui và nỗi đau trong cuộc sống này. Thay vì tận hưởng trước, bạn chọn đối mặt với vấn đề và cảm nhận nỗi đau; sau đó giải quyết vấn đề và tận hưởng niềm vui lớn hơn. Đó mới là cách sống khôn ngoan.
Nếu những ham muốn cấp thấp dựa vào sự thỏa mãn thì những ham muốn cấp cao dựa vào sự chịu đựng. Những người ở tầng lớp càng cao càng giỏi kiềm chế ham muốn tận hưởng của mình. Trong khi những người khác chìm đắm trong những bộ phim truyền hình và chơi game, họ đọc sách báo để tìm hiểu thêm về các vấn đề thời sự. Khi những người khác nhậu nhẹt tới khuya, họ chong đèn, kỷ luật mình để học hỏi những điều mới mẻ, tiên tiến.
Nhớ rằng, mong muốn của bạn ở đâu, sự giàu có của bạn ở đó.
7. Kiên trì
Người ta nói rằng, lãi kép là kỳ quan thứ 8 của thế giới. Những người có tư duy lãi kép sẽ kết hợp được giữa giá trị hiện tại và lãi kép trong tương lai để làm những việc đúng đắn và lâu dài.
Mỗi hành trình dù dài đến đâu cũng bắt đầu từ bước đầu tiên.
Trong cuộc sống, chúng ta luôn muốn theo đuổi phương án ngắn nhất và nhanh nhất mà không biết rằng điều tốt nhất là hành động hôm nay và xem kết quả ngày mai. Khi không có tích luỹ về lượng thì sẽ không có bước nhảy vọt về chất. Trong một số việc, bạn có thể chưa thấy được kết quả trong ngày một ngày hai, nhưng về lâu dài, sự kiên trì không bỏ cuộc chắc chắn sẽ mang lại cho bạn lợi nhuận lớn.