Hãy nói những điều này khi ai đó đưa ra lời khuyên mà bạn không yêu cầu. Làm chủ nghệ thuật khéo léo từ chối những gợi ý không mong muốn là kỹ năng giúp bạn duy trì các mối quan hệ cũng như sự tự chủ của bạn.
1. “Tôi rất cảm kích sự quan tâm của bạn"
Việc thừa nhận ý tốt của ai đó có thể là một cách hiệu quả để bạn xoa dịu căng thẳng. Phản ứng này tạo ra sự cân bằng giữa lòng biết ơn và việc thiết lập ranh giới. Bằng cách thừa nhận mối quan tâm của họ, bạn đang xác nhận cảm xúc của họ mà không nhất thiết phải đồng ý với lời khuyên.
Đây cũng là lời nhắc nhở nhẹ nhàng tới đối phương rằng dù bạn đánh giá cao ý kiến đóng góp của họ nhưng bạn vẫn có khả năng tự đưa ra quyết định. Cách tiếp cận này thường khiến người đưa ra lời khuyên cảm thấy được lắng nghe và tôn trọng, ngay cả khi bạn chọn không làm theo gợi ý của họ.
2. “Tôi sẽ suy nghĩ về điều đó”
Câu trả lời này không cam kết nhưng vẫn thể hiện sự tôn trọng, giúp bạn có thời gian và không gian mà không hoàn toàn gạt bỏ ai kia. Cái hay của câu nói này nằm ở tính linh hoạt của nó. Bạn có thể thực sự có ý định cân nhắc lời khuyên của họ hay chỉ đơn giản là muốn kết thúc cuộc trò chuyện.
3. “Tôi hiểu cách này hiệu quả với bạn nhưng tôi nghĩ tôi sẽ làm theo cách khác”
Đôi khi, cách hiệu quả nhất để xử lý lời khuyên không mong muốn là thừa nhận tính hợp lệ của lời khuyên đó trong khi khẳng định con đường của riêng bạn. Và câu nói “Tôi hiểu cách này hiệu quả với bạn nhưng tôi nghĩ tôi sẽ làm theo cách khác” sẽ giúp bạn thực hiện chính xác điều đó. Nó thể hiện sự tôn trọng đối với kinh nghiệm của đối phương mà không thừa nhận rằng đó là lựa chọn đúng đắn đối với bạn.
Bằng cách nhấn mạnh ý định làm mọi việc khác đi, bạn đang lịch sự mà kiên quyết đóng cánh cửa thảo luận thêm. Đó là một cách khéo léo để từ chối mà không hoàn toàn bác bỏ quan điểm của ai.
4. “Đó là một góc nhìn thú vị”
Có thể nói, câu nói này là bậc thầy của sự tinh tế. Trên bề mặt, nó có vẻ như là một lời khen, thừa nhận sự độc đáo trong quan điểm của họ. Tuy nhiên, nó không bắt buộc bạn phải đồng ý hoặc hành động theo lời khuyên của họ.
Đây là một cách ngoại giao để tiếp nhận thông tin mà không cần phải xác nhận thông tin đó. Từ "thú vị" đặc biệt hữu ích ở đây khi nó có thể có nghĩa là bất cứ điều gì, tùy thuộc vào giọng điệu của bạn. Bạn có thể sử dụng phản hồi này khi muốn giữ thái độ trung lập mà vẫn đảm bảo cuộc trò chuyện diễn ra suôn sẻ.
5. “Tôi tôn trọng ý kiến của bạn nhưng tôi đã đưa ra quyết định rồi”
Câu trả lời này vừa thể hiện sự tôn trọng vừa thể hiện thái độ kiên quyết. Bạn thừa nhận giá trị ý kiến đóng góp của đối phương trong khi làm rõ rằng vấn đề đã được giải quyết.
Việc nói rằng "Tôi đã đưa ra quyết định rồi" cho thấy thời gian tranh luận đã qua. Điều này có thể đặc biệt hữu ích khi bạn phải đối phó với những người đưa ra lời khuyên dai dẳng, cố gắng tranh luận quan điểm của họ.
6. “Tôi đánh giá cao kinh nghiệm của bạn nhưng tôi cảm thấy thoải mái với cách tiếp cận của mình”
Câu trả lời này bắt đầu bằng việc thừa nhận trình độ chuyên môn của người kia giúp làm dịu đi cú sốc từ sự từ chối ở vế sau. Từ "nhưng" ở đây đóng vai trò rõ ràng, báo hiệu rằng bất chấp kinh nghiệm của đối phương là gì, bạn đang chọn một con đường khác.
Bằng cách nêu rõ sự thoải mái của bạn với cách tiếp cận của riêng mình, bạn đang lịch sự nhưng kiên quyết đóng cửa trước những lời khuyên tiếp theo. Đó là một câu trả lời tự tin khẳng định quyền của bạn trong việc đưa ra quyết định của riêng mình mà vẫn thể hiện sự tôn trọng đối với ý kiến đóng góp của người khác.
7. “Tôi hiểu ý bạn nói, nhưng tôi không đồng ý”
Trực tiếp và trung thực, phản hồi này không để chỗ cho sự hiểu lầm. Nó thừa nhận rằng bạn đã lắng nghe lời khuyên của họ. Vế sau mặc dù có vẻ đối đầu, nhưng khi được đưa ra một cách bình tĩnh, nó có thể ngăn chặn những nỗ lực thuyết phục tiếp theo. Cách tiếp cận này hiệu quả nhất trong những tình huống mà bạn có lập trường mạnh mẽ, được cân nhắc kỹ lưỡng khác với lời khuyên được đưa ra.
8. “Tôi biết bạn có ý tốt nhưng tôi phải đứng trên đôi chân của mình”
Phản ứng này kết hợp giữa sự ấm áp với sự quyết đoán. Bằng cách nhận ra ý định tốt đằng sau lời khuyên của ai kia, bạn đang duy trì một kết nối tích cực.
Nửa sau của câu nói là lời nhắc nhở nhẹ nhàng về sự độc lập và mong muốn tự lực của bạn. Cách tiếp cận này đặc biệt hiệu quả với những người bạn hoặc thành viên trong gia đình có ý tốt với bạn nhưng có thể can thiệp quá mức. “Tôi biết bạn có ý tốt nhưng tôi phải đứng trên đôi chân của mình” truyền đạt nhu cầu tự chủ của bạn trong khi vẫn thể hiện sự trân trọng đối với sự chăm sóc và quan tâm của đối phương.