Bằng cách để ý tới 9 dấu hiệu này, bạn có thể nhanh chóng phát hiện một người đang nói dối với mình.
Một nghiên cứu được thực hiện ở Mỹ cho thấy chúng ta nói dối 11 lần mỗi tuần, trong khi một nghiên cứu khác tiết lộ rằng có đến 60% trong số chúng ta sẽ nói dối trong một cuộc trò chuyện kéo dài trên 10 phút. Việc nói dối qua điện thoại cũng dễ hơn so với khi chúng ta đứng đối diện nhau. Tuy nhiên chúng ta lại thường ít nói dối hơn khi thực hiện giao tiếp qua email.
Dưới đây là cách bạn có thể dễ dàng phát hiện một người đang nói dối khi nhắn tin thông qua 9 dấu hiệu:
1. Họ cố thay đổi chủ đề
Kẻ nói dối sẽ cố gắng thay đổi chủ đề mà hai bạn đang trò chuyện để tập trung vào một chủ đề hoàn toàn khác. Họ thậm chí có thể giả vờ rằng họ bị tổn thương bởi bạn đang ám chỉ rằng họ nói dối. Đây là cách mà họ thực hiện nhằm khiến bạn bị bối rối và không còn tập trung vào điều đang nói nữa. Kẻ nói dối sẽ thử mọi phương pháp có thể để tránh phải trả lời câu hỏi của bạn ban đầu.
Ví dụ:
- Anh đã ở đâu tối qua?
- Ồ anh quên chưa nói với em à. Anh qua nhà bạn. Công việc mới của em thế nào? Mọi chuyện ổn chứ?
2. Họ khen bạn sau khi trả lời siêu ngắn gọn
Tâng bốc là một phương pháp thao túng mà nhiều người thực hiện cả trong công việc lẫn cuộc sống riêng. Những người nói dối có thể sử dụng cách này để giành quyền kiểm soát cuộc trò chuyện và hướng sự tập trung sang một hướng mới.
Chúng ta đều thích được nghe những điều tốt đẹp về bản thân nên thường thì phương pháp này có xu hướng thành công cao. Kẻ thao túng/kẻ nói dối này hiểu bạn đủ rõ để biết làm sao giải tỏa ngay những bất an đang có trong lòng bạn.
3. Họ mơ hồ
Khi ai đó không ngại nói ra sự thật, họ sẽ cố nhớ lại thông tin một cách chi tiết nhất để bổ sung vào câu chuyện. Mặt khác, những kẻ nói dối sẽ khiến mọi thứ trở nên mơ hồ bằng cách không nói ra thông tin.
Họ sẽ không đưa ra những thông tin chi tiết, cụ thể vì điều đó có thể trở thành bằng chứng tố cáo họ đang nói dối. Bằng cách kể một nửa câu chuyện, họ tự vỗ về bản thân rằng đó không hẳn là nói dối mà chỉ là họ đang nói một nửa của sự thật mà thôi.
Ví dụ:
- Tối qua anh về nhà lúc mấy giờ?
- Anh cũng không rõ nữa, tầm nửa đêm.
4. Họ tự nhận mình trung thực và "không bao giờ nói dối"
Khi muốn thuyết phục đối phương, những kẻ nói dối sẽ quá đề cao sự trung thực của họ. Những cách diễn đạt như “thành thật mà nói”, “tin tôi đi”, “nói cho bạn biết sự thật”… rất hay được những người này sử dụng.
Nếu một người trung thực, họ sẽ không cần phải lặp đi lặp lại các câu nói để đảm bảo về mức độ trung thực của mình. Bằng cách khẳng định quá mức về sự trung thực của mình, họ rõ ràng là đang cố gắng che giấu sự thật với bạn.
5. Họ vẽ ra những câu chuyện phức tạp và cực kỳ chi tiết
Nếu bạn gặp phải những người này thì thực sự rất khó để đối phó bởi họ là những kẻ nói dối chuyên nghiệp, thậm chí có thể tin cả câu chuyện bịa đặt của mình. Họ có thể vẽ ra những câu chuyện đầy màu sắc và chi tiết, rất thuyết phục và không kém phần kịch tính. Những gì họ vẽ ra chi tiết đến nỗi bạn khó có thể phán đoán là họ đang nói dối.
Ví dụ:
- Anh ở nhà tối qua mà sao em gọi không bắt máy vậy?
- Thật à, sao anh không nghe thấy tiếng chuông điện thoại nào nhỉ. Lát anh phải kiểm tra với bên công ty cung cấp dịch vụ mới được. Vừa hôm trước ông Đồng hàng xóm của anh cũng bị như vậy, gọi 5 lần 7 lượt họ mới vào sửa cho.
6. Diễn đạt rối bời, sai cả ngữ pháp
Khi một người hoàn toàn bịa đặt nên một câu chuyện, cách diễn đạt của họ dễ trở nên lộn xộn. Bạn có thể thấy họ nhảy từ thì quá khứ đến hiện tại hay những lỗi sai về ngữ pháp khác
Điều này là bởi bộ não của họ đang bận rộn với việc vẽ ra một câu chuyện không hề có thật nên mắc sai sót trong việc diễn đạt một câu. Trừ khi họ là người thường xuyên viết như vậy, phổ biến với lối nói chuyện đó, nếu bạn đột nhiên nhận thấy sai lầm ngớ ngẩn này, hãy đặt dấu hỏi về việc có thể họ đang nói dối bạn.
Ví dụ:
- Anh đã là gì tối qua và mấy giờ về vậy?
- Anh đã đến nhà cậu bạn rồi đang ngủ luôn sau khi về nhà.
7. Họ cố gắng kết thúc cuộc trò chuyện sao cho nhanh nhất
Bạn đang nhắn tin cho một người và đến hồi “gay cấn” với câu hỏi quan trọng đặt ra. Tuy nhiên họ lại trả lời rất ngắn gọn, mơ hồ và rồi đột nhiên thông báo mình có việc gấp.
Họ kết thúc cuộc trò chuyện một cách nhanh chóng và để lại bạn với câu hỏi chưa được trả lời. Hãy đặt câu hỏi liệu có phải họ đang che giấu bạn điều gì. Cách tốt nhất được khuyên trong trường hợp này là trực tiếp gặp mặt đối phương và trò chuyện xem phản ứng của họ ra sao.
8. Họ không đại từ nhân xưng
Đôi khi những kẻ nói dối không dám đối mặt với hành động của chính mình cũng như trách nhiệm về chúng. Đó là lý do vì sao họ sẽ hạn chế việc sử dụng đại từ nhân xưng “Tôi” mà thay vào đó là những câu nói chung chung, thiếu chủ ngữ.
Ví dụ: Nếu cấp trên của bạn thường xuyên sử dụng đại từ “Chúng ta”, rất có thể họ đang cố tách mình ra khỏi trách nhiệm và đẩy nó về bạn trong khi đó là điều bạn không thể kiểm soát.
9. Họ thể hiện sự đồng cảm
Thể hiện sự đồng cảm tất nhiên không phải là điều xấu song nếu ai đó bỗng dưng nói như vậy một cách rất bất thường, tốt hơn bạn nên thận trọng. Nếu người đó nói dối, thay vì trả lời câu hỏi của bạn bằng sự thật chi tiết, họ sẽ bày tỏ tình cảm dành cho bạn.
Điều này là do họ có thể hiểu cảm xúc của bạn vào lúc này và cố gắng điều khiển chúng thông qua việc thể hiện sự đồng cảm. Mục đích của họ là ảnh hưởng đến những phán đoán trong đầu bạn và chuyển hướng sự chú ý ra khỏi câu hỏi ban đầu.