Dấu hiệu một người đang trở nên nghèo hơn: Quá nhiều “rác”

Bảo Anh. - Ngày 06/06/2023 12:00 PM (GMT+7)

Chỉ bằng cách vứt bỏ "rác" trong tay, bạn mới có thể nắm lấy món quà của cuộc sống.

Nhiều người có xuất phát điểm gần như giống nhau nhưng càng về sau, khoảng cách trong cuộc sống ngày càng chênh lệch. Sự nghèo khó đa phần không phải do thiếu cơ hội mà là sự tích tụ của nhiều "thói quen nghèo". "Thói quen nghèo" sinh ra nhiều rác đến nỗi chôn vùi một người hoàn toàn trong rác rưởi.

1. "Rác" vật chất 

Dấu hiệu một người đang trở nên nghèo hơn: Quá nhiều “rác” - 1

Đâu là mối liên hệ giữa việc có nhiều đồ đạc hơn và sự tự chủ ở người nghèo?

Angela Duckworth, giáo sư tại Đại học Pennsylvania đã đưa ra những kết luận sau khi thực hiện một cuộc khảo sát trên 190 người nghèo. Thứ nhất, người nghèo dễ sa đà vào ham muốn vật chất, không chịu được cám dỗ chi tiêu, không kiềm chế được ham muốn tiêu dùng. Thứ hai, người nghèo thường khả năng tự chủ kém, không biết sắp xếp và cất giữ đồ đạc tốt.

Nhiều người dù cuộc sống khó khăn nhưng chỉ cần có chút tiền trong tay lập tức đi mua sắm các loại đồ dùng về nhà. Họ không nghĩ đến việc làm thế nào để tiết kiệm tiền, cũng không nghĩ đến việc đầu tư vào bản thân. Thay vào đó, họ mua đủ thứ đồ dùng, kết quả là đồ ở nhà ngày càng nhiều nhưng bản thân ngày càng nghèo đi.

"Ông hoàng kinh doanh Nhật Bản" Kazuo Inamori đã nói: “Nhà càng nghèo càng thích mua đồ, dẫn đến hiện tượng nhà nghèo thì đầy đồ, còn nhà giàu thì không”.

Dưới làn sóng của chủ nghĩa tiêu dùng, kiểm soát mong muốn mua hàng của một người là khả năng ai cũng cần. Đừng để lối sống quyết định các mục tiêu tài chính của bạn, biết đâu là đủ và học cách hành động khác với những người khác, đặc biệt khi xung quanh bạn là những người theo chủ nghĩa tiêu dùng cao độ.

Người biết tiêu tiền biết cách đầu tư vào bản thân. Đầu tư thực sự vào bản thân không phải là tiêu tiền vào những nơi phản ánh giá trị bản thân, mà là vào những nơi có thể tạo ra giá trị mới nhiều nhất. Dùng tiền để cải thiện kỹ năng công việc của bạn, bạn sẽ thể hiện tốt hơn trong công việc và mở ra nhiều cơ hội hơn. Nếu bạn sử dụng tiền để đọc và nghiên cứu nhiều hơn, bạn có thể tiếp thu thêm kiến ​​thức và mở rộng tầm nhìn của mình.

2. "Rác" cảm xúc

Cuộc sống sẽ không khoan dung với bạn chỉ vì bạn phàn nàn. Ngược lại, bạn càng phàn nàn, cuộc sống sẽ càng khắc nghiệt với bạn. Chỉ bằng cách loại bỏ những cảm xúc vô ích, chúng ta mới có thể quản lý công việc và cuộc sống của mình tốt hơn. 

Sinh ra trong gia đình không có mấy điều kiện, anh Chi không nhận được nhiều sự hỗ trợ tài chính từ gia đình. Sau khi kết hôn, cuộc sống của anh lại khó khăn hơn. Sau khi có con, anh thường xuyên phải vay mượn bạn bè.

Trong hầu hết các công việc từng trải qua, anh đều không thể làm trong một thời gian dài. Lý do cơ bản nhất là anh luôn có quá nhiều cảm xúc rác. Khi làm về mảng đồ ăn mang đi, anh bị khách hàng phàn nàn vì đến muộn và bị đuổi việc. Khi điều hành dịch vụ gọi xe trực tuyến, anh đã cãi vã với hành khách vì nhiều lý do và bị phàn nàn, khách hàng cũng không ủng hộ nữa. 

Cuộc sống này ai cũng vậy, 9 phần 10 là điều không vừa ý. Phàn nàn để trút bỏ cảm xúc của bạn là điều vô ích nhất. Một người thực sự trưởng thành sẽ nuốt lại những cảm xúc đó, bình tĩnh hơn để nhìn nhận vấn đề. 

Nhà tâm lý học Ellis đã từng đề xuất thuyết cảm xúc ABC. Theo đó, sự việc xảy ra không trực tiếp khiến bạn xúc động mà chính cách suy nghĩ của bạn mới dẫn đến cảm xúc bộc phát. Khi bạn có thể học cách tách rời khỏi sự kiện và đưa ra đánh giá khách quan, bạn sẽ không quá tức giận hay buồn bã.

3. "Rác" quan hệ xã hội

Dấu hiệu một người đang trở nên nghèo hơn: Quá nhiều “rác” - 2

Nhiều người khi gia nhập công ty mới, vì muốn hòa nhập nhanh nên bất kỳ bữa tụ tập nào cũng tích cực tham gia, lần nào cũng uống đến tối mịt mới dứt. Thời gian trôi qua, ví tiền ngày càng mỏng, sức khỏe ngày càng xuống, công việc lại chẳng hề đi lên.

Cuộc sống này, càng có nhiều trải nghiệm bạn sẽ càng nhận ra, nếu không có sự đảm bảo về sức mạnh và nguồn lực thì không thể xây dựng mạng lưới hiệu quả. Kết quả cuối cùng là bạn không có giá trị cũng như không có mối quan hệ nào, bản thân thì ngày càng nghèo hơn. Nhớ rằng, mối quan hệ giữa người với người dựa trên khả năng.

Người càng khôn ngoan sẽ càng biết chọn lọc với các tương tác xã hội. Bởi họ hiểu sự kết nối không phải ở người khác, mà là ở chính mình. Người nghèo thích tụ tập, còn người giàu tu dưỡng một mình. Thay vì đắm chìm trong những cuộc giao du rác và ảo tưởng về kết quả, tốt hơn là nên học cách đứng lên bằng chính sức lực của mình.

Bạn chọn đầu tư thời gian vào đâu, bạn sẽ gặt hái của cải ở đó. Tiêu tiền để đầu tư cho bản thân bao giờ cũng quan trọng hơn tiêu xài hoang phí. Loại bỏ những cảm xúc vụn vặt và quản lý tốt cuộc sống của bạn luôn quan trọng hơn việc mất bình tĩnh. Từ bỏ những mối quan hệ xã hội rác và dành năng lượng để hoàn thiện bản thân luôn quan trọng hơn là đặt hy vọng vào người khác.

9 thói quen tốt khiến bạn cảm thấy hạnh phúc hơn
Bí quyết quan trọng nhất của hạnh phúc là biết ơn những điều tốt đẹp trong cuộc sống này, bất kể tình hình hiện tại của bạn là gì.

Bài học cuộc sống

Theo Bảo Anh.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bài học cuộc sống