Điều tổn thương nhất luôn là hai chữ này

Bảo Anh. - Ngày 21/02/2021 12:12 PM (GMT+7)

Trên đời này, thứ gây tổn thương nhất chính là lời nói. Nó giống như một thanh gươm sắc cắm vào trái tim ta, như một chậu nước đá có thể dập tắt mọi cảm xúc. Học cách nói ra sao, nói thế nào và nói khi nào chính là bài học quan trọng bậc nhất trong cuộc đ

Đó chưa bao giờ là những vết thương khiến ta đau nhất. Suy cho cùng, những vết thương da thịt sau này sớm muộn cũng sẽ liền sẹo. Vậy nhưng những vết thương trong lòng lại khiến ta đau nhói mỗi khi nghĩ về.  

Điều gây tổn thương nhất luôn là hai chữ: lời nói. 

Có bao nhiêu người từng là bạn bè thân thiết, nay chẳng khác người dưng vì vài lần cãi cọ. 

Có bao nhiêu cặp đôi tan vỡ vì những câu nói làm tổn thương đối phương. 

Trên đời này, thứ gây tổn thương nhất chính là lời nói. Nó giống như một thanh gươm sắc cắm vào trái tim ta, như một chậu nước đá có thể dập tắt mọi cảm xúc. Học cách nói ra sao, nói thế nào và nói khi nào chính là bài học quan trọng bậc nhất trong cuộc đời mỗi người. 

Điều tổn thương nhất luôn là hai chữ này - 1

Chúng ta vẫn nói với nhau, giao tiếp với nhau hàng ngày, nhưng lại không nhiều người quan tâm và chú ý đến nghệ thuật nói.

M.D. Tomio Sato từng nói, những gì bạn nói chính là cuộc sống của bạn.

"Lời nói tặng người khác quý hơn ngọc, lời nói làm tổn thương người khác còn ác hơn gươm, đao". 

Có nói mà không biết nói cho đúng chính là vấn đề phổ biến, cản trở hạnh phúc cũng như thành công của chúng ta.

"Em/anh thì biết gì".

"Biết rồi, nói mãi. Em/anh có thể ngừng cằn nhằn không?"

"Nói cho em/anh biết thì cũng vô dụng. Em/anh có giúp được gì đâu". 

Bạn đã từng nói hoặc nghe những điều như vậy chưa? Phản ứng của bạn sau khi nghe chúng thế nào? Có lẽ sẽ là khoảng trống im lặng, khi một người chẳng biết nói gì nữa ngoài việc rời đi. 

Một lời an ủi khiến người ta ấm áp, một lời nói lạnh lùng khiến ta lạnh sống lưng. Bạn đã từng nghĩ xem, liệu bản thân đã bao nhiêu lần làm tổn thương người khác hay cụ thể hơn là tổn thương những người mình thương yêu? 

Có cậu con trai nọ đã quá giờ mà vẫn chưa thấy về, người mẹ liền sốt ruột gọi điện thoại hỏi han.

"Con chưa về đâu. Con đã nói với mẹ rồi mà. Con đang rất bận. Mẹ phiền quá!"

Nói rồi cậu cúp điện thoại trong sự ngỡ ngàng của người mẹ. Bà chưa kịp nói gì với con, miệng chỉ nói nhỏ: "Mẹ không biết con bận gì."

Một lúc sau vẫn chưa thấy con về, người mẹ gọi lại: “Con đang ở đâu rồi?"

Giọng điệu của cậu ta lại càng thêm nóng nảy: "Mẹ làm sao vậy? Việc của con đang rất bận. Mẹ đừng gọi nữa".

Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi tờ "China Youth Daily" cho kết quả, 55,7% trong số 6377 người được phỏng vấn nói rằng họ thường nói ra những lời mà ngay lúc đó hoặc sau này cảm thấy không đúng. 

Điều tổn thương nhất luôn là hai chữ này - 2

Lời nói xấu có thể làm tổn thương người khác và làm tổn thương chính mình.

Người xưa có câu: "Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Những câu nói thiếu khéo léo, tế nhị, dù là cố tình hay vô ý đều có thể khiến các mối quan hệ trở nên căng thẳng, stress, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn làm tăng khả năng mắc bệnh về thể chất.

Một nghiên cứu của Đại học Arcadia ở Canada cho thấy, những người hay lo lắng, nhạy cảm và thường sống trong nghi ngờ dễ bị đột quỵ, bệnh tim, cao huyết áp và các bệnh về đường tiêu hóa. Một nghiên cứu của Đại học Brigham Young, Mỹ cho biết, nguy cơ xuất hiện những cơn đau thắt ngực tăng 3,5 lần khi các cặp vợ chồng cãi nhau.

Điều nghiêm trọng hơn là những lời nói gay gắt, tiêu cực của cha mẹ sẽ tác động xấu đến con cái, khiến chúng mang theo ám ảnh cả đời. 

Nhà tâm lý học xã hội người Mỹ Horney phát hiện ra rằng, việc cha mẹ mắng mỏ, buộc tội con cái hay thậm chí là chỉ trích gay gắt sẽ làm tổn hại đến cảm giác an toàn của những đứa trẻ. Ngay cả khi lớn lên, chúng vẫn dễ gặp phải các vấn đề trong việc giao tiếp với người khác cũng như thiếu đi sự thân thiện với mọi người. 

Có những lời nói ra khiến người ta yêu tổn thương sâu sắc 

Gia đình ở bên nhau lâu, đôi khi cảm thấy mình đang “đi trên tảng băng mỏng”, một sai sót nhỏ thôi có thể gây ra một cuộc khẩu chiến trong gia đình. Thực tế, chỉ cần một chút chú ý và tránh những “bãi mìn”, bạn có thể giữ không khí gia đình hạnh phúc và ngọt ngào.

Có những lời nói sẽ gây tổn thương sâu sắc đến những người thân của ta. Đặc biệt là với cha mẹ già, họ rất dễ bị tổn thương, luôn hy vọng mình có thể giúp được điều gì đó cho con cháu. Đối với người cao tuổi, hãy tránh những lời lẽ mang ý phủ nhận công sức hay từ chối sự chăm sóc, ý tốt của họ.

Đừng bao giờ nói rằng: "Con biết rồi, bố/mẹ đừng nói nữa", "Khổ lắm bố mẹ cứ nói mãi", "Ông bà cứ để con yên, đây là việc của con", "Con đã lớn rồi, bố mẹ không cần quan tâm nữa"... 

Điều tổn thương nhất luôn là hai chữ này - 3

Đừng phán xét hay so sánh tùy tiện với nửa kia của mình 

Bất kể thành công hay thất bại, điều mà ai cũng mong muốn nhất chính là sự khen ngợi và khẳng định giá trị đến từ nửa kia của mình. Ngay cả khi một người đã làm không tốt, điều đó có thể khiến họ có động lực để làm tốt hơn ở những lần sau.

Đừng tuỳ tiện mà đưa ra những lời so sánh hay nhận xét về nửa kia của mình. Hãy tránh nói: "Tất cả đều là lỗi của anh/em", "Chẳng bù với vợ/chồng nhà người ta", "Không ai làm như anh/em hết"... 

Đối với trẻ nhỏ, những lời động viên, khích lệ luôn có tác dụng lớn.

Khi một đứa trẻ lớn lên, nhiều động viên hơn sẽ đem lại sự tự tin nhiều hơn, thêm cơ hội nghĩa là thêm sự trưởng thành. Đừng dùng giọng điệu ra lệnh hay chỉ trích với trẻ. Chúng sẽ không mang lại hiệu quả ngay lập tức và cả về lâu dài. Tốt nhất không nên nói những lời như: "Lần này thi điểm thấp như vậy thì cuối kỳ còn tệ thế nào?", "Con không được làm thế này, cũng không được làm thế kia", "Khóc nữa là bố mẹ sẽ đánh con 10 roi"... 

Có một câu nói khá nổi tiếng: 

"Suy cho cùng, chín trong mười vấn đề của cuộc sống có liên quan đến vấn đề giữa các cá nhân. Suy cho cùng, chín trong số mười vấn đề trong mối quan hệ giữa các cá nhân là do các vấn đề giao tiếp."

Hãy nhớ rằng lời nói của mình có sức mạnh và mỗi giọng điệu, câu chữ đều bao hàm ý nghĩa. Hãy học cách nói sao cho khéo, cho đúng, điềm đạm mà không thờ ơ, kiên định nhưng không gay gắt. 

1 người lấm lem, 1 người sạch sẽ chui ra từ ống khói: Ai sẽ là người đi rửa mặt?
Bạn đã từng nghe câu chuyện về hai người đàn ông trèo ra từ ống khói chưa? Đây chắc chắn sẽ là một câu chuyện thú vị, để lại cho bạn những suy nghĩ...
Bảo Anh. (Theo Aboluowang)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bài học cuộc sống