Đừng đuổi theo một con ngựa mà hãy dùng thời gian đó để trồng cỏ. Đợi mùa xuân tới, cỏ xanh non, ắt sẽ có cả đàn ngựa béo cho bạn lựa chọn. Đừng cố làm thân với một người, hãy dùng thời gian đó để trau dồi năng lực của mình. Khi tới lúc, ắt sẽ có những ng
1. Bản thân không tốt, quen ai cũng vô dụng
Sự thật là nếu bạn không có năng lực thì mạng lưới kết nối mạnh mẽ và tốt cỡ nào cũng trở nên vô ích. Những kết nối này sớm muộn gì cũng sẽ mất khi bạn không thể sử dụng. Đừng biến mình thành một kẻ chỉ biết đi đòi quyền lợi. Sẽ không ai quan tâm đến việc giúp đỡ một người lâu nay chỉ biết đòi hỏi từ phía người khác.
Không có bữa trưa miễn phí trên thế giới này cả và không có kết nối nào là không có lý do. Khi bạn không có năng lực và không cố gắng, dù bạn có quen biết bao nhiêu người đi chăng nữa thì bạn cũng chỉ là một cái tên trong danh sách kết nối của những người khác, không hơn.
Đừng đuổi theo một con ngựa mà hãy dùng thời gian đó để trồng cỏ. Đợi mùa xuân tới, cỏ xanh non, ắt sẽ có cả đàn ngựa béo cho bạn lựa chọn. Đừng cố làm thân với một người, hãy dùng thời gian đó để trau dồi năng lực của mình. Khi tới lúc, ắt sẽ có những người phù hợp trở thành bạn đồng hành của ta.
2. Mọi người chỉ có thể yêu cầu chính mình, không phải người khác
Sự ngu ngốc lớn nhất của một người là ảo tưởng về bản thân, dùng tiêu chuẩn của mình để đòi hỏi ở người khác. Có thể bạn nghĩ rằng bạn đang làm điều tốt cho đối phương, nhưng cuối cùng, họ thậm chí không những không biết ơn mà còn cho là bạn tọc mạch.
Thực tế chỉ có 3 điều trên thế giới này: việc của riêng bạn, việc của người khác và việc của trời. Chúng ta không thể kiểm soát việc của trời và cũng không thể kiểm soát việc của người khác. Tốt hơn là hãy lo việc riêng của mình trước đã.
3. Người tốt sẽ được đền đáp, nhưng người quá tốt thì không
Có một câu hỏi từng được nhiều người quan tâm trên mạng xã hội rằng: "Bạn quyết định ngừng tử tế khi nào?" và có một câu trả lời đặc biệt nhận được nhiều sự ủng hộ.
"Thực ra, tôi chưa bao giờ quyết định ngừng tử tế cả. Tôi chỉ quyết định ngừng tử tế với tất cả mọi người."
Lòng tốt quý lắm, không phải ai bạn cũng nên cho, không phải ai cũng xứng đáng với lòng tốt của bạn. Nếu trao đúng người, lòng tốt đó sẽ được nhân lên gấp nhiều lần, nếu tốt bụng một cách mù quáng sẽ là tự hại chính mình.
Kẻ không xứng đáng được nhận lòng tốt của bạn đó sẽ lợi dụng bạn hết lần này tới lần khác, tìm cách để thao túng bạn. Nhớ rằng, cuộc sống không bao giờ là sự thỏa hiệp và khoan dung không có chừng mực. Khi lòng tốt trở thành công cụ để người khác làm tổn thương bạn một cách tùy ý, thì cắt bỏ chiếc gai đó đi là cách tốt nhất để bảo vệ bạn.
4. Đừng dễ dàng cho người quen vay tiền
Vay tiền dễ, đòi nợ mới khó. Có một câu hỏi rằng: "Làm thế nào để tôi khiến một người mà tôi ghét biến mất khỏi cuộc đời của tôi?". Bạn biết câu trả lời nào đã nhận được nhiều sự khen ngợi nhất không, đó chính là: "Hãy cho anh ta vay tiền, sau đó thúc giục anh ta trả lại và bạn sẽ thấy rằng anh ta "bốc hơi" nhanh như thế nào".
Những người không trả nợ luôn có hàng triệu lý do để trốn tránh bạn. Chính vì vậy bạn cần suy nghĩ trước khi quyết định cho người quen vay tiền. Nếu cảm thấy không thoải mái, sẽ tốt hơn là đưa ra lời từ chối khéo léo thay vì cả nể mà đồng ý để chuộc bực thêm vào người.
5. Nếu bạn không thích ai đó, không cần phải tranh cãi, gây thù chuốc oán
Trong cuộc sống, chúng ta sẽ luôn gặp một số người khiến mình cảm thấy không thoải mái. Khi còn trẻ, chúng ta sẽ thường không thèm nhìn, đếm xỉa tới và thậm chí là nói xấu những người mà mình không thích. Tuy nhiên khi trưởng thành hơn, bạn sẽ nhận ra một điều rằng: "Nếu bạn ghét một ai đó, thực sự không cần phải "không đội trời chung"".
Hãy cứ im lặng mà tránh xa, hạn chế tiếp xúc. Việc tranh cãi hay nói xấu về nhau chỉ khiến bạn tự chuốc thêm nguồn năng lượng tiêu cực cho chính mình.
Người có quan điểm, lối sống và trình độ khác nhau không cần ép buộc để đến gần với nhau. Bạn chỉ cần là chính mình, những người khác có cuộc sống riêng của họ và bạn cũng vậy. Bạn không cần phải thích tất cả mọi người và cũng không cần tất cả mọi người phải thích mình.
6. Học cách lắng nghe
Đừng nói vội, đừng nói nhiều và đừng nói nhảm.
Có một câu trong cuốn tiểu thuyết kinh điển "Jane Eyre" rằng: "Sự toả sáng của bạn không nằm ở việc bạn nói về bản thân mình mà nằm ở việc lắng nghe người khác nói về bạn."
Nhiều khi chúng ta nóng lòng muốn bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình mà quên mất rằng điều quan trọng hơn cả sự thể hiện chính là lắng nghe.
Lắng nghe cẩn thận những gì người khác đang nói là một cách tự giáo dục mình và cũng là cách để không ngừng nâng cao trí tuệ.
Lắng nghe không chỉ giúp bạn cải thiện giao tiếp và tránh đi những hiểu lầm mà còn cho phép bạn đồng cảm và thấu hiểu người khác hơn.
7. Đừng quá vội vàng đến bên ai đó
Đừng làm quen với ai đó quá nhanh. Trên mạng có một câu nói rằng "Những người rất nhiệt tình khi mới gặp thường có mục đích". Những người đến với bạn nhanh gấp 10 lần sẽ rời bỏ bạn nhanh hơn 10 lần vào một thời điểm nào đó trong tương lai.
Vì vậy, vội vàng là không nên trong một mối quan hệ. Mối quan hệ chóng vánh sẽ dễ đến dễ đi, nhanh nở chóng tàn.
8. Xung đột cũng đừng buông lời làm tổn thương nhau
Sử dụng ngôn từ không phù hợp là con dao có thể giết người mà không mất máu. Càng là người thân thiết, ruột thịt, vết thương gây ra sẽ càng sâu và khó lành.
Mối quan hệ nào cũng vậy, khó tránh được những lúc xung đột hay trái ngược quan điểm song nhớ rằng dù có tức giận đến đâu, bạn cũng đừng nên trút bỏ cảm xúc của mình một cách tùy tiện, càng không được làm tổn thương đối phương bằng những ngôn từ hằn học nhất.
Khi bạn gặp bất cứ điều gì không suôn sẻ, hãy tạo thói quen ép bản thân mình phải dừng lại 30 giây để bình tĩnh hơn trước khi nói ra điều gì đó.
9. Những người có trí tuệ cảm xúc cao nắm bắt được nghệ thuật dùng từ
Nói là một nghệ thuật và cũng là một quá trình không ngừng trau dồi, học hỏi. Cùng một nghĩa nhưng khi được nói, diễn đạt theo những cách khác nhau có thể khiến người nghe hiểu theo ý hoàn toàn khác nhau.
Thay vì nói "không rảnh" hãy nói rằng bạn "đang vội";
Thay vì nói "tôi không thể " hãy nói rằng "tôi có thể học";
Thay vì nói "bạn có hiểu không" hãy nói rằng "tôi diễn đạt đã rõ ràng chưa".
Đây không chỉ là lời nói mà còn là sự thấu hiểu từ trái tim đến trái tim.
10. Đừng đánh giá quá cao mối quan hệ với bất kỳ ai
Có một hiệu ứng trong tâm lý học được gọi là "hiệu ứng tiêu điểm". Điều này có nghĩa là chúng ta có xu hướng đánh giá quá cao sự chú ý của những người xung quanh với mình dù thực tế là trong mắt người khác, bạn thực sự không quan trọng đến vậy.
Có thể bạn coi anh ấy là tri kỷ nhưng anh ấy chỉ coi bạn như một người bạn bình thường. Đánh giá quá cao mối quan hệ của mình với người khác sẽ tạo ra những kỳ vọng không thực tế ở đối phương. Một khi kỳ vọng này không thành công, sự hụt hẫng đó sẽ đem đến những cảm giác hết sức khó chịu cho bạn.
Vì vậy, đừng bao giờ đánh giá quá cao vị trí của mình trong lòng người khác hay đánh giá quá cao mối quan hệ với bất kỳ ai. Trong các mối quan hệ, hãy thực sự tôn trọng lẫn nhau.
11. Không phải cố làm hài lòng tất cả mọi người
Đừng luôn cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người. Haruki Murakami đã viết trong "Rừng Na Uy" rằng: “Dù thế giới có nói gì đi nữa, tôi nghĩ cảm xúc của mình là đúng nhất. Bất kể người khác có nghĩ gì, tôi sẽ không bao giờ làm gián đoạn cuộc sống của mình."
Đúng vậy, chỉ những ai yêu bản thân mình mới nhận được tình yêu. Trước hết chúng ta phải học cách làm hài lòng bản thân, sau đó dùng trái tim hạnh phúc đó để hòa hợp với người khác. Nếu bạn vì cố làm hài lòng người khác mà từ bỏ ranh giới của chính mình, chính họ cũng không thích và không tôn trọng bạn vì điều đó.
Những người sống thực tế, điềm đạm và biết yêu bản thân mình sẽ càng đáng được người khác yêu mến.