Gia đình đi xuống hay đi lên, quan trọng nằm ở 2 chữ này

Bảo Anh. - Ngày 01/04/2023 12:00 PM (GMT+7)

Khi bạn luôn đặt quá nhiều kỳ vọng vào gia đình, ngôi nhà không còn là nơi trú ẩn ấm áp mà trở thành là nguồn gốc của căng thẳng.

Trong 25 năm nghiên cứu về các mối quan hệ, nhà tư vấn người Mỹ Roland Miller đã nhận được rất nhiều câu hỏi: "Tại sao càng quan tâm đến một mối quan hệ thì càng dễ thất vọng?" Câu trả lời của ông rất đơn giản: "Bởi bạn luôn muốn người khác làm mọi thứ theo ý tưởng của mình hoặc trở thành người bạn muốn họ trở thành".

Phần nhiều mâu thuẫn trong gia đình bắt nguồn từ việc này. Khi bạn luôn đặt quá nhiều kỳ vọng vào gia đình, ngôi nhà không còn là nơi trú ẩn ấm áp mà trở thành là nguồn gốc của căng thẳng.

1. Hạ thấp kỳ vọng về cha mẹ và chấp nhận những điều bình thường

Gia đình đi xuống hay đi lên, quan trọng nằm ở 2 chữ này - 1

Từng có một chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm trên mạng xã hội: "Bạn đã bao giờ không thích cha mẹ mình chưa?"

Trong những câu trả lời phía dưới, có một số phàn nàn về cha mẹ tầm thường của mình, một số phàn nàn về cha mẹ nghèo và một số coi thường cha mẹ vì không hiểu biết thế giới ngoài kia.

Takeshi Kitano từng nói: "Một người nói không thể tha thứ cho cha mẹ mình khi về già là một kẻ hèn nhát." Sự khắc nghiệt của mọi người đối với cha mẹ của họ không gì khác hơn là nỗi tức giận về sự kém cỏi của chính họ.

Trong một bộ phim truyền hình nọ, có người cha đơn thân đã một mình nuôi ba đứa con thơ bằng những đồng tiền kiếm được từ tiệm mì nhỏ. Bốn cha con nương tựa vào nhau mà sống, lũ trẻ cũng dần lớn lên, trưởng thành rồi dựng vợ gả chồng. Tuy nhiên, sau khi một người con trai kết hôn, anh đã xảy ra nhiều mâu thuẫn với cha và cuối cùng quyết định cắt đứt mối quan hệ cha con này. Anh nói chán ghét nghề nghiệp thấp kém của cha, nó là điều khiến anh không thể ngẩng cao đầu trước mặt đồng nghiệp, càng không nói đến việc giúp sự nghiệp thuận lợi hơn.

"Có biết bao người trong bệnh viện không giỏi bằng em nhưng họ có bố mẹ nương tựa nên không sợ gì cả. Còn em chỉ là con một chủ tiệm mì nên em chỉ có thể chịu đựng tất cả mọi thứ!"

Nghe con trai tố cáo, người cha bật khóc và xin lỗi con hết lần này đến lần khác: "Là do cha kém cỏi, cha xin lỗi!"  

Chúng ta đều mong cha mẹ mình trở thành những siêu anh hùng nhưng sự thật là đa phần chúng ta trên thế giới này đều được sinh ra bình thường. Cha mẹ bạn có thể không có nhiều tiền, nhưng họ nỗ lực để bạn không phải lo lắng gì cả. Họ không phải là vạn năng, nhưng họ cho bạn một chỗ dựa vững chắc nhất trên con đường trưởng thành.

Một trong những dấu hiệu lớn của sự trưởng thành là không đổ lỗi cho cha mẹ. Học cách dung hòa với những khiếm khuyết của mình chính là lòng hiếu thảo lớn nhất của một người con.

2. Giảm kỳ vọng vào nửa kia, sống tôn trọng và quan tâm

Gia đình đi xuống hay đi lên, quan trọng nằm ở 2 chữ này - 2

Không ai có thể thỏa mãn hoàn toàn nhu cầu của người khác. Áp đặt kỳ vọng của riêng bạn lên nửa kia sẽ dẫn đến sự thờ ơ hoặc ghẻ lạnh.

Một cặp vợ chồng nọ tham gia vào chương trình hoà giải tình cảm. Hai người họ vốn rất yêu thương nhau, những vết rạn đầu tiên xuất hiện sau một thời gian ở thành phố, người vợ thấy những người xung quanh mình ngày một khá giả hơn và bắt đầu phàn nàn về sự bất tài của chồng.

Cô muốn mua nhà riêng để con trai có thể đi học gần đó, cuối tuần đến các lớp học thêm như nhiều đứa trẻ khác. Yêu cầu này quá cao đối với người chồng lành hiền của cô. Anh sinh ra ở quê và bỏ học khi chưa học hết cấp 2 vì điều kiện gia đình. Mỗi ngày, buổi sáng anh dậy từ trước bình minh và về nhà sau mười hai giờ đêm, không quản ngại gian khó. 

Thời gian trôi đi, lịch làm việc này khiến sức khoẻ của anh dần đi xuống rõ rệt. Dù vậy, vợ anh vẫn mong anh tìm được công việc làm thêm khác để kiếm thêm tiền, mua nhà càng sớm càng tốt và đón con đi học trên thành phố. Người chồng tỏ ra lạnh nhạt, cho rằng vợ không quan tâm gì đến mình, coi chồng như "cỗ máy kiếm tiền"; người vợ chỉ đáp tại anh vô dụng. Họ cãi vã nhiều lần, dần rồi không còn nói chuyện với nhau nữa, trở nên xa lạ.

Trong cuộc sống, ít nhiều chúng ta cũng có những kỳ vọng như vậy. Ta mong người bạn đời của mình sẽ quan tâm đến mình trong từng chi tiết, hiểu được từng suy nghĩ của chúng ta. Ta hy vọng rằng nửa kia sẽ thành công và cũng hy vọng rằng bạn đời có thể chăm sóc tốt cho gia đình. Khi người ấy không thể đáp ứng những yêu cầu cao mà bạn đưa ra, bạn cho rằng họ chiếu lệ, họ cho rằng bạn độc đoán. Theo thời gian, mối quan hệ dù từng tốt đến đâu cũng dần nhạt phai. 

Đặt niềm hy vọng vào người khác có nghĩa là để lại sự thất vọng cho chính mình. Nếu bạn thay đổi nửa kia của mình, bạn có thể sẽ thất vọng. Nếu bạn ép buộc người khác, bạn sẽ thua. Chỉ bằng cách hạ thấp kỳ vọng của bạn và sống là chính mình, bạn mới có thể có được sự tự do và thỏa mãn thực sự.

3. Buông bỏ những đòi hỏi khắt khe đối với con cái 

Gia đình đi xuống hay đi lên, quan trọng nằm ở 2 chữ này - 3

Nhật báo Thanh niên Trung Quốc từng thực hiện một cuộc khảo sát và kết quả cho thấy: Có khoảng 70% cha mẹ đặt nhiều kỳ vọng vào con cái và khoảng 60% cha mẹ ghen tị với "con nhà người ta".

Cha mẹ hi vọng con mình thành tài là không sai, nhưng kỳ vọng thái quá sẽ khiến chính cha mẹ rơi vào lo lắng, con cái cũng phải chịu áp lực nặng nề.

Cô gái nọ từ nhỏ đã thể hiện sự thông minh, lanh lợi của mình. Cô luôn đạt được điểm cao trong các kỳ thi, nhưng mẹ cô rất ít khi khen ngợi mà tiếp tục nâng cao tiêu chuẩn để con mình vượt qua. Nếu đạt 97 điểm và đứng đầu cả lớp, thay vì khen ngợi, mẹ cô sẽ lạnh lùng mà chất vấn: “3 điểm còn lại đâu?”.

Ngay cả khi trưởng thành, những tiêu chuẩn khắt khe của mẹ vẫn luôn theo chân cô. Cô sợ bản thân không đủ tốt nên luôn tự kiểm điểm xem mình có làm sai điều gì không. Cô sống như một người luôn cố chiều lòng người khác, ngay cả khi bị đồng nghiệp hay cấp trên vu khống, cô cũng không dám hé răng nửa lời. Cô không nói ra, nhưng trong lòng không khỏi oán giận mẹ. Những ngày được nghỉ, cô thà đi làm thêm còn hơn về nhà, sau giờ làm thường từ chối điện thoại của mẹ vì bận công việc.

Là cha mẹ, ai cũng hy vọng rằng con cái của mình sẽ thành công. Nhưng mối quan hệ cha mẹ và con cái giống như một sợi dây chun, kéo căng đến một mức độ nhất định sẽ bị biến dạng và đứt.

Lên kế hoạch mù quáng cho cuộc đời của một đứa trẻ với tầm nhìn của chính mình sẽ chỉ đẩy đứa trẻ ngày càng xa bạn mà thôi. Hạ thấp kỳ vọng và để con trẻ sống cuộc đời của chính mình mới là điều tốt nhất. Không ai có thể luôn đóng khung một đứa trẻ trong những kỳ vọng của riêng mình. Cách tốt nhất để làm cha mẹ là để đứa trẻ được là chính mình, không phải là bản sao của cuộc đời bạn.

4 biểu hiện của người ngày càng có phúc
Cổ nhân có câu: "Vận mệnh do mình tự tạo, phúc đức do mình tích lũy”. Phúc của một người không phải món quà trời cho, cũng không phải từ người khác, mà xuất phát từ chính trái tim của người đó.

Bài học cuộc sống

Theo Bảo Anh. ( qq)
Nguồn: Tri thức & cuộc sống

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bài học cuộc sống