Quan hệ khăng khít đến mấy cũng phải nhớ 2 chữ này, đó mới là khôn ngoan

Bảo Anh. - Ngày 06/12/2024 12:00 PM (GMT+7)

Chỉ với sự thờ ơ vừa phải, con người ta mới có thể trở lại bình tĩnh, tỉnh táo và trở nên lý trí hơn. Khi cần từ chối thì từ chối, khi cần lạnh lùng thì lạnh lùng, thậm chí khi cần nổi giận thì nổi giận.

Người ta nói rằng: “Thờ ơ thực chất là một sức mạnh rất tích cực. Nó có thể giúp bạn tách biệt khỏi những xao nhãng và tiêu hao năng lượng từ những thứ khác, để bạn tập trung vào việc khẳng định giá trị bản thân”.

Năng lượng và thời gian của mỗi người đều có hạn. Vì vậy, đối xử với người khác một cách hợp lý là đủ, không cần phải hết lòng, quá nhiệt tình. Bởi khi bạn chọn cách trao đi cả trái tim, bạn sẽ không tránh khỏi việc dốc hết nhiệt huyết, thậm chí là quá nhiệt tình, khiến bản thân kiệt sức và cuộc sống càng thêm mệt mỏi.

Người thực sự thông minh dù giao tiếp với ai đều có thể giữ được sự thờ ơ vừa phải. Quản lý tốt thời gian và năng lượng của mình, từ đó quản lý tốt cuộc sống của mình.

Quan hệ khăng khít đến mấy cũng phải nhớ 2 chữ này, đó mới là khôn ngoan - 1

Sức mạnh của sự thờ ơ

Sự tỉnh táo lớn nhất của người trưởng thành chính là biết cách ổn định bản thân. Điều kiện tiên quyết để ổn định bản thân là biết cách xử lý mối quan hệ giữa bản thân và bản thân, cũng như mối quan hệ giữa bản thân và người khác.

Thực tế, dù là mối quan hệ với bản thân hay với người khác đều cần duy trì một sự thờ ơ nhất định. Bạn có nhiệt tình, tốt với bản thân đến đâu, hay chân thành, tận tâm với người khác đến đâu, cuối cùng vẫn có thể bị phản tác dụng. Suy cho cùng, việc quá nhiệt tình với người khác vô tình làm tăng khả năng bạn không được trân trọng.

Nhà tâm lý học Maslow từng nói: “Trí tuệ thực sự của một người nằm ở chỗ biết khi nào nên giữ thái độ thờ ơ. Điều đó giúp bạn tiết kiệm năng lượng và đối mặt tốt hơn với những thử thách trong cuộc sống”.

Trên thực tế, có nhiều người vì quá lo lắng, suy nghĩ vẩn vơ rồi không thể kìm lòng muốn can thiệp, cuối cùng lại không hiểu được sức mạnh và trí tuệ của sự thờ ơ. Vì vậy, họ bị tổn thương sâu sắc trong các mối quan hệ giữa người với người, thậm chí thường xuyên không thể xử lý tốt mối quan hệ với người khác, dẫn đến chất lượng cuộc sống giảm sút.

Bởi vậy, đừng lo lắng vẩn vơ, đừng can thiệp vào cuộc đời của người khác. Nhiệt tình là một phẩm chất tốt, nhưng một khi quá mức, nó có thể trở thành gánh nặng cho cả bản thân và người khác.

Thế giới này có nhiều thứ xảy ra chỉ vì lo lắng mù quáng, rồi từ lo lắng mù quáng chuyển thành can thiệp quá mức. Vì vậy, đừng để những lo lắng, nhiệt tình quá mức đó làm tổn thương tâm hồn mình.

Hãy phát huy sức mạnh của thờ ơ, giữ một khoảng cách và sự cân bằng nhất định trong các mối quan hệ dù với bất kỳ ai. Đừng để sự chân thành và nhiệt huyết của chúng ta trở nên rẻ mạt, thừa thãi. Với bất kỳ ai, hãy giữ một sự thờ ơ vừa phải.

Quan hệ khăng khít đến mấy cũng phải nhớ 2 chữ này, đó mới là khôn ngoan - 2

Có người đặt ra một câu hỏi trên mạng rằng: “Mối quan hệ giữa người với người lý tưởng nhất là gì?”

Câu trả lời dưới đây đã nhận được nhiều đánh giá cao: “Mối quan hệ lý tưởng nhất giống như mối quan hệ giữa người và mèo. Nó bầu bạn với bạn, nhưng không làm phiền bạn. Bạn cũng phải tôn trọng không gian và sự độc lập của nó, đừng làm phiền quá mức. Khi đó, ranh giới giữa hai bên vẫn tồn tại”.

Thật vậy, hạnh phúc của một người nằm ở sự hạnh phúc của tâm hồn, ở chỗ tâm hồn được tự do thở, thoải mái trải nghiệm cảm giác tự tại, thư thái của cuộc sống. Để có được những cảm giác này, chắc chắn bạn cần giữ cho mình một sự thờ ơ vừa phải.

Bởi chỉ với sự thờ ơ vừa phải, con người ta mới có thể trở lại bình tĩnh, tỉnh táo và trở nên lý trí hơn. Khi cần từ chối thì từ chối, khi cần lạnh lùng thì lạnh lùng, thậm chí khi cần nổi giận thì nổi giận.

Như vậy, bạn mới không bị rơi vào tình huống bị động và mới có thể thực sự bảo vệ lợi ích của mình, không bị người khác lợi dụng và làm tổn thương.

Trong cuốn tiểu thuyết “Thất lạc cõi người” có câu:

“Sự bất hạnh của tôi chính là do tôi thiếu khả năng từ chối. Tôi sợ rằng một khi từ chối người khác sẽ để lại vết nứt vĩnh viễn trong lòng nhau”.

Chúng ta thực sự cần phải có sự tôn trọng nhất định đối với bản chất con người. Đừng bao giờ nghĩ rằng mình có thể kiểm soát được bản chất con người, cũng đừng nghĩ rằng mình có đủ thời gian và năng lượng để dây dưa, tranh cãi với bản chất con người.

Người thực sự thông minh sẽ sử dụng cách hiệu quả nhất để vừa giảm thiểu thiệt hại, vừa đạt được nhiều lợi ích hơn. Mặt khác, họ cũng có thể thông qua trí tuệ và chiến lược của mình, bằng phong cách và thái độ thờ ơ để dù trong mối quan hệ nào cũng giữ được khoảng cách phù hợp.

Quan hệ khăng khít đến mấy cũng phải nhớ 2 chữ này, đó mới là khôn ngoan - 3

Những năm tháng sau này, hãy giữ cho mình sự thờ ơ

Quá ấm áp không phải là cách duy trì các mối quan hệ xã hội tốt. Thờ ơ vừa phải mới là cách sống tỉnh táo và phù hợp nhất.

Sự nhiệt tình của con người luôn có hạn, sự phức tạp của bản chất con người vượt quá sức tưởng tượng của chúng ta. Nếu chúng ta luôn quá nhiệt tình, luôn không cần hồi đáp, cuối cùng chỉ khiến bản thân trở nên rẻ mạt hơn.

Nhiệt tình một khi quá mức chính là ngọn lửa tự thiêu. Vì vậy, bất cứ khi nào, miễn là bạn có đủ dũng khí để giữ một sự lạnh lùng vừa phải, có thái độ lạnh lùng, bạn có thể bắt đầu sống tốt cuộc sống của mình.

Thực tế, sự thờ ơ vừa phải không phải là khiến bản thân trở nên tê liệt, vô cảm, mà là biết cách giải quyết vấn đề một cách cụ thể, phân tích từng vấn đề cụ thể. Cuối cùng, hãy tập trung vào những điều quan trọng, đầu tư vào sự phát triển bản thân.

Bằng cách này, bạn có thể giải phóng bản thân khỏi những phức tạp của thế gian, tách mình ra, sạc lại pin và tập trung vào việc tu dưỡng. Làm được như vậy, bạn sẽ có thêm thời gian và năng lượng để đối mặt với cuộc sống sau này.

4 chữ này là trí tuệ tuyệt vời nhất của đời người
Hãy tập trung vào những việc đang làm, trân trọng từng giây phút hiện tại, sống trong mọi khoảnh khắc. Hãy tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống hiện tại, đó...

Bài học cuộc sống

Theo Bảo Anh.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bài học cuộc sống