Người ta thường nói: “Người Nhật Bản gặp ai, làm gì cũng… cúi”, quả thực không phải là một câu nói quá lên. Trong mọi tình huống, người Nhật luôn gập người cúi chào: gặp mặt, tạm biệt, lễ kỉ niệm…
Hình ảnh chủ cây xăng người Nhật đội mưa gập người chào khách gây xôn xao mấy hôm nay. Tại Nhật, đây là một văn hóa đã có từ lâu đời với nhiều lễ nghi khác nhau chứ không chỉ là một cái cúi đầu đơn giản như mọi người vẫn tưởng.
Nếu đã từng đặt chân đến đất nước mặt trời mọc Nhật Bản, chắc hẳn bất cứ ai cũng cảm thấy ấn tượng với phong cách và lối hành xử văn minh của con người nơi đây. Đặc biệt, khi bước chân vào một nhà hàng dù lớn hay nhỏ, tất cả nhân viên ở đó dù đang làm gì cũng sẽ tạm dừng và cúi đầu chào bạn như thể bạn thực sự là một “Thượng đế”.
Nhật Bản vốn được biết đến là một đất nước rất coi trọng lễ nghi, nhất là trong cách cúi chào. Đối với người Nhật, việc đánh giá một người không chỉ dựa vào cách nói chuyện, ăn mặc và còn dựa vào thái độ, cử chỉ của người đó có phù hợp, đúng quy cách hay không. Ấn tượng về lần đầu gặp mặt thường rất quan trọng.
Tư thế cúi chào của người Nhật Bản
Hành động cúi chào ở Nhật Bản có tên là Ojigi. Ojigi có các mức độ khác nhau từ một cái gật đầu khẽ đến tư thế cúi gập người 90 độ. Tư thế cúi chào của hành động này còn phụ thuộc vào hoàn cảnh, vị thế của người bạn chào đối với bạn và giới tính của bạn.
Dưới đây là những điều đặc biệt về văn hóa cúi chào của đất nước Nhật Bản mà bất cứ ai khi hiểu rõ cũng phải thích thú và trân trọng:
Cúi chào trong mọi trường hợp
Người ta thường nói: “Người Nhật Bản gặp ai, làm gì cũng… cúi”, quả thực không phải là một câu nói quá lên. Trong mọi tình huống, người Nhật luôn gập người cúi chào: gặp mặt, tạm biệt, lễ kỉ niệm…
Họ chào nhau vì nhiều mục đích như cảm ơn, xin lỗi, chúc mừng và trong nghi lễ thờ cúng. Nghi thức cúi chào của Nhật Bản thể hiện nhiều ý nghĩa, cho thấy những cảm xúc khác nhau: từ biết ơn, tôn trọng cho đến hối lỗi…
Cách cúi đầu
Thoạt nhìn bạn sẽ nghĩ tư thế gập người cúi chào của người Nhật giống nhau, nhưng thực tế không phải vậy.
Đối với người Nhật Bản, sẽ có 2 tư thế cúi đầu cơ bản là cúi đầu khi đang ngồi và khi đang đứng, và cả các kiểu cúi đầu phụ thuộc vào mục đích và thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, dù cúi đầu theo kiểu nào, họ cũng luôn ở trong tư thế thẳng lưng và chân. Đây là một điều quan trọng trong văn hóa cúi chào của Nhật Bản và cho thấy tính cách của người Nhật: tôn trọng người khác nhưng vẫn phải thẳng thắn.
Các tư thế cúi chào của người Nhật trong những tình huống khác nhau
Không chắp tay trước ngực khi cúi đầu
Người Nhật Bản chỉ làm hành động như vậy khi thực hiện các nghi lễ tôn giáo, thờ cúng. Còn với các hoạt động giao tiếp thông thường, họ không chắp tay trước ngực khi cúi chào.
Chắp tay trước ngực để chào chỉ áp dụng trong các nghi thức tôn giáo
Không cúi chào khi đang nói, đang đi hay đang ngồi
Người Nhật Bản không thực hiện hành động chào khi đang làm xen lẫn việc khác. Họ tuyệt đối không vừa ăn, vừa chào. Người Nhật sẽ nói hết câu sau đó mới cúi chào. Ngay cả khi họ đang đi, họ cũng sẽ dừng lại ngay ngắn rồi thực hiện hành động cúi chào. Việc đang ngồi và cúi chào cũng có vẻ không được đánh giá cao về phép lịch sự nên nếu ở Nhật Bản, hãy đứng dậy chào nhau trước khi ngồi lại ghế.
Dáng cúi đầu sai sẽ làm bạn bị đánh giá thấp
Lỗi cúi đầu sai thường gặp như sau:
- Với nam giới: Để tay đằng sau mông
- Với nữ giới: Buông thõng tay khi chào.
Dáng cúi đầu không đúng sẽ làm mất đi tính chất và khiến bạn bị đánh giá thấp. Ở Nhật, một vài công ty cũng có quy định riêng về cách cúi chào cho nhân viên mình.
Dáng cúi đầu không đúng sẽ làm mất đi tính chất và khiến bạn bị đánh giá thấp. Ở Nhật, một vài công ty cũng có quy định riêng về cách cúi chào cho nhân viên mình. (Ảnh minh họa)
Người Nhật cúi chào kể cả khi nghe điện thoại
Chắc hẳn bạn sẽ thấy thật kì lạ khi nhiều người Nhật vừa nghe điện thoại vừa… cúi chào dù chẳng có ai ở đó. Nguyên nhân là vì họ đang nghe điện thoại và cúi chào người ở đầu dây bên kia, dù chắc chắn đối phương cũng không thể nhìn thấy hành động mà họ làm. Thông thường, cúi chào qua điện thoại chỉ đơn giản là gật đầu nhưng nhiều người thậm chí còn dừng lại và cúi rạp xuống theo góc 15 hay 45 độ.
Thông thường, cúi chào qua điện thoại chỉ đơn giản là gật đầu nhưng nhiều người thậm chí còn dừng lại và cúi rạp xuống theo góc 15 hay 45 độ. (Ảnh minh họa)
Cúi đầu khi đoàn tàu rời đi
Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người đàn ông, phụ nữ cúi đầu chào khi đoàn tàu rời khỏi sân ga. Đa phần những người thực hiện nghi thức này là nhân viên của công ty đường sắt. Họ làm thế để thể hiện sự trân trọng và biết ơn với hành khách trên tàu.
Những cô gái tại thang máy
Những cô gái này làm nhiệm vụ trực thang máy, hướng dẫn khách cách đi và không bao giờ quên cúi chào mỗi khi có khách bước vào thang. Họ thực hiện chỉn chu, chính xác với thái độ ân cần, nhiệt tình.
Họ thực hiện chỉn chu, chính xác với thái độ ân cần, nhiệt tình. (Ảnh minh họa)
Hai người cúi chào nên đứng ngang nhau
Nếu bạn và một người khác đang bước xuống bậc cầu thang hay đứng ở những vị trí không ngang bằng, tốt nhất là hãy chờ người kia đi xuống hoặc cả 2 chạm mặt nhau ở 1 vị trí ngang nhau rồi hẵng chào.
Người Nhật cúi đầu chào qua lại nhiều lượt tới khi đủ mới thôi
Nếu một người gặp bạn và chào, bạn sẽ cho rằng "họ chào mình rồi, chào lại thôi" và bạn sẽ cúi đầu chào họ, và còn cúi sâu hơn trước đó. Cứ tiếp tục như vậy vài lần, họ chào nhau chắc phải tới khi nào thấy "đủ" mới dừng lại.
>> Xem thêm: Hà Nội: Chủ cây xăng Nhật đội mưa nhiều giờ cúi gập người chào khách