Nước sâu thì dòng chảy chậm, người tôn quý ăn nói từ tốn. Chúng ta mất 2 năm để học cách nói nhưng mất cả đời để học cách im lặng.
Người ta vẫn nói rằng, khi một người tức giận, chỉ số IQ của anh ta chỉ còn bằng 0 và mọi thứ sẽ trở lại bình thường khi anh ta lấy lại bình tĩnh. Chìa khoá cho sự bao dung chính là kiểm soát cảm xúc của bản thân, việc làm tổn thương người khác bằng những lời nói của mình là hành vi ngu ngốc nhất.
Một người có thể kiểm soát những cảm xúc xấu mạnh hơn người có thể nắm giữ một toà thành. Nước sâu thì dòng chảy chậm, người tôn quý ăn nói từ tốn. Chúng ta mất 2 năm để học cách nói nhưng mất cả đời để học cách im lặng. Nói là một loại khả năng, im lặng là một loại trí tuệ.
1. Việc gấp nên bình tĩnh nói từ từ
Khi gặp những vấn đề gấp gáp, sẽ tốt hơn khi bạn học cách bình tĩnh và suy nghĩ, nói từ từ, giải thích rõ ràng mọi việc mà không nóng vội. Đây là cách nói giúp bạn tạo được lòng tin ở đối phương, tăng thêm ấn tượng tốt đẹp về con người bạn.
2. Những điều nhỏ nhặt, nói một cách hài hước
Đặc biệt đối với những lời nhắc nhở, nếu dùng cách nói hài hước hay một câu chuyện đùa sẽ giúp người nghe nhanh chóng hiểu ra vấn đề, dễ dàng chấp nhận lời khuyên. Họ không cảm thấy rằng bạn đang phiến diện hay chỉ trích họ mà đón nhận lời nhắc nhở với thái độ tích cực.
3. Việc không chắc chắn, hãy nói cẩn thận
Đối với những điều bạn không chắc, nếu bạn không nói ra có thể khiến người khác nghĩ rằng bạn đang giấu họ điều gì. Nếu bạn không chắc mà nói như thế mình là người biết tường tận, có thể dẫn đến hậu quả khôn lường.
Hãy cân nhắc cẩn thận trước khi nói ra điều mình không chắc chắn. Điều này sẽ giúp bạn tạo thiện cảm, khiến người đối diện thấy bạn là người có trách nhiệm.
4. Không nói linh tinh về việc chưa xảy ra
Ăn nói tuỳ tiện, hàm hồ là điều ai cũng ghét. Đừng bao giờ đưa ra những phán đoán bừa bãi về việc chưa xảy ra và nói không suy nghĩ. Tránh được điều này là cách để đối phương có sự tin tưởng, thấy bạn là người trưởng thành, có học thức, nghiêm túc và có trách nhiệm.
5. Việc không thể làm, đừng nói điều vô nghĩa
Người xưa có câu: "Nếu bạn không có khoan kim cương, đừng mong ôm nghề gốm sứ". Hứa bừa bãi, ngay cả khi biết rằng mình không làm được sẽ khiến bản thân trở thành người không trọng chữ tín, lời nói mất giá trị.
Khi không chắc mình làm được, tốt nhất không nên đưa ra lời hứa hẹn. Người nói được làm được, trọng chữ tín sẽ luôn được mọi người tin tưởng.
6. Điều gây tổn thương người khác, đừng nói
Đừng dùng những lời nói của mình để làm tổn thương người khác, đặc biệt khi đó là những người thân yêu, gia đình của bạn. Đó đều là những mối quan hệ giá trị bạn cần trân trọng trong cuộc đời này.
7. Việc đau lòng, đừng gặp ai cũng nói
Khi buồn, chúng ta thường mong có được người để tâm sự, để sẻ chia và để trải lòng. Điều này có thể giúp ta lấy lại tâm trạng tốt hơn.
Tuy nhiên nếu gặp ai bạn cũng đem những chuyện buồn để kể sẽ dễ khiến người nghe phải chịu áp lực tâm lý lớn, dễ sinh nghi ngờ và dần xa lánh bạn. Họ cũng có thể cảm thấy rằng bạn là người ích kỷ, chỉ biết than vãn đời và không biết nghĩ đến người khác.
8. Chuyện của người khác, cẩn trọng lời nói
Trong bất kỳ mối quan hệ nào, giữa con người với con người cần có khoảng cách an toàn nhất định. Với chuyện của người khác, trước khi nói ra cần cân nhắc thật kỹ. Đừng đem đời tư của ai đó ra bàn tán và lấy điều đó làm niềm vui.
9. Lắng nghe những gì người khác nói về mình
Học cách lắng nghe để chinh phục người đối diện. Nhất là khi ai đó nói về việc của bạn, hãy lắng nghe những gì họ nói. Điều này không chỉ thể hiện sự tôn trọng, lịch sự, tạo cho mọi người ấn tượng về sự khiêm tốn mà còn giúp bạn có thể học hỏi nhiều điều hơn từ người khác.
10. Với người lớn tuổi, lắng nghe nhiều hơn nói
Người lớn tuổi thường không thoải mái khi người trẻ góp ý quá nhiều vào chuyện của mình. Có nhiều cách để bạn đưa ra lời đóng góp ý kiến của mình thay vì chỉ dùng lời nói. Lắng nghe nhiều hơn là cách để bạn khiến họ hiểu rằng bạn là người biết tôn trọng người lớn tuổi, khiêm tốn và hiếu học.
11. Chuyện vợ chồng, đừng chỉ đổ lỗi
Không cặp đôi nào là không có sự bất đồng quan điểm, tranh cãi hay mâu thuẫn. Điều đó không đáng lo, sợ nhất là khi hai bên không ngừng đổ lỗi cho nhau khi gặp chuyện.
Thay vào đó, hãy cùng nhau suy nghĩ, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhau để cùng tìm ra giải pháp. Càng thấu cảm, càng bao dung, tình yêu sẽ càng thêm bền chặt.
12. Việc của con cái, cần nói rõ ràng
Đặc biệt là khi con của bạn đang ở độ tuổi dậy thì, chúng có tâm sinh lý phức tạp, dễ bị kích động. Bằng cách nói rõ ràng, kiên định, thái độ ôn hoà mà cương quyết, bạn sẽ khiến con hiểu ra vấn đề và sẵn sàng kết thân với bạn.