Cho dù trong các mối quan hệ cá nhân hay nghề nghiệp, cách bạn thể hiện bản thân có thể giúp bạn được tôn trọng hoặc làm giảm uy tín của bạn. Bằng cách từ bỏ những thói quen này, bạn sẽ được trang bị tốt hơn để nhận được sự tôn trọng và chú ý mà bạn xứng đáng.
1. Liên tục tìm kiếm sự xác nhận
Trong thế giới phát triển và thành công, có một hành vi cản trở bạn nhiều nhất chính là liên tục tìm kiếm sự xác nhận. Đây là xu hướng tự nhiên của con người khi tìm kiếm sự chấp thuận. Chúng ta muốn được yêu thương và được chấp nhận. Nhưng khi điều này đi quá xa, nó có thể khiến bạn trở thành người thiếu tự tin và lòng tự trọng thấp.
Nếu bạn luôn tìm kiếm ai đó để xác nhận cho mọi hành động của mình, làm sao họ có thể coi trọng bạn? Điều này chỉ cho thấy bạn không tin vào phán đoán của bản thân và luôn cần sự trấn an.
Muốn được mọi người coi trọng, điều quan trọng là bạn phải phát triển niềm tin vào khả năng của chính mình. Tất nhiên, những phản hồi mang tính xây dựng rất quan trọng để chúng ta phát triển, vấn đề là đừng để cảm giác về giá trị bản thân của bạn phụ thuộc hoàn toàn vào nó.
2. Sự trì hoãn
Bạn có phải là người luôn trì hoãn mọi việc đến phút cuối? Không phải bạn lười biếng hay không quan tâm, nhưng bạn có thói quen cố hữu là trì hoãn các nhiệm vụ? Và kết quả bạn thường nhận là gì?
Sự trì hoãn không chỉ ảnh hưởng đến bạn mà còn ảnh hưởng đến cách người khác nhìn nhận công việc của bạn. Khi bạn từ chối trì hoãn, lập kế hoạch cho các nhiệm vụ của mình, đặt ra thời hạn thực tế và tuân thủ chúng, bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy sự khác biệt. Không chỉ công việc mà cả vị thế của bạn trong mắt đồng nghiệp và cấp trên đều được cải thiện. Họ thấy được nỗ lực của bạn và sẽ coi trọng bạn hơn.
3. Không phản hồi
Trong thời đại kỹ thuật số, giao tiếp đã trở nên nhanh và dễ dàng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, một số lượng người đáng báo động lại làm hành vi giảm đi uy tín của mình, đó là không phản hồi. Cho dù là trả lời email, tin nhắn văn bản hay gọi lại, khả năng phản hồi là chìa khóa để bạn duy trì các mối quan hệ chuyên nghiệp và cá nhân.
Nghiên cứu của Toister Performance Solutions cho thấy một người trung bình mất khoảng 6 tiếng để trả lời một email. Đây là khoảng thời gian dài trong thế giới có nhịp độ nhanh như ngày nay.
Sự không phản hồi có thể gửi đi thông điệp tiêu cực, khiến người khác cảm thấy họ không quan trọng và bị bỏ qua. Điều này không có lợi cho việc bạn được họ coi trọng.
Phản hồi không có nghĩa là bạn phải luôn sẵn sàng 24/7 hay phản hồi ngay tức khắc. Nó chỉ đơn giản là xác nhận tin nhắn đã nhận và phản hồi kịp thời. Sự thay đổi nhỏ này có thể tác động lớn đến cách người khác nhìn nhận bạn, nâng cao uy tín và sự tôn trọng trong mắt đồng nghiệp.
4. Sự tiêu cực
Bạn đã bao giờ gặp phải người luôn nhìn cốc nước chỉ đầy một nửa chưa? Thật khó để coi trọng những người như vậy, luôn nhìn cuộc đời bằng lăng kính màu đen.
Người luôn tiêu cực có thể bị coi là thiếu lạc quan và thiếu khả năng phục hồi. Nó có thể tạo ra nhận thức rằng bạn không thể xử lý các thách thức hoặc tìm ra giải pháp. Đây không phải là đặc điểm của người được coi trọng.
Thay vào đó, hãy cố gắng nuôi dưỡng một cái nhìn tích cực hơn. Điều này không có nghĩa là bạn cần bỏ qua các vấn đề hoặc giả vờ rằng mọi thứ đều hoàn hảo mà là thừa nhận những thách thức nhưng vẫn tập trung vào việc tìm ra giải pháp thay vì mãi bận tâm đến các vấn đề.
Tư duy tích cực không chỉ cải thiện hạnh phúc cá nhân mà còn đóng vai trò quan trọng trong thành công trong sự nghiệp, ảnh hưởng đến cách người khác nhìn nhận khả năng phục hồi và giải quyết vấn đề của bạn. Vì vậy, hãy tạm biệt sự tiêu cực và để sự tích cực dẫn đường.
5. Không đúng giờ
Thời gian là một trong những nguồn tài nguyên quý giá nhất của chúng ta. Việc bạn luôn không đúng giờ không chỉ là dấu hiệu cho thấy không tôn trọng thời gian của chính bạn mà còn là không tôn trọng thời gian của người khác nữa. Nó gửi đi thông điệp rằng những cam kết của bạn không quan trọng với bạn và không ai lại coi trọng người như vậy.
6. Không chuẩn bị
Có một câu nói rằng: “Nếu không chuẩn bị, bạn đang chuẩn bị cho sự thất bại”.
Khi bạn bước vào một cuộc họp, bài thuyết trình hoặc thậm chí là một cuộc trò chuyện thông thường mà không có sự chuẩn bị, bạn có thể bị coi là thiếu hiểu biết và bất cẩn. Đây là hành vi nhanh chóng làm giảm uy tín của bạn.
Ngược lại, việc chuẩn bị cho thấy bạn đã đầu tư và có trách nhiệm. Điều này giúp bạn trình bày quan điểm của mình một cách tự tin và rõ ràng hơn, tạo dựng sự tôn trọng và tin tưởng từ người khác.
7. Thiếu tôn trọng người khác
Và cuối cùng, hành vi quan trọng nhất bạn cần nói lời tạm biệt nếu muốn được coi trọng chính là sự thiếu tôn trọng người khác. Sự tôn trọng là con đường hai chiều. Nếu bạn muốn được tôn trọng và coi trọng, trước tiên bạn phải thể hiện điều đó với người khác, về cả thời gian, ý kiến, ranh giới và giá trị của họ.
Việc thiếu tôn trọng người khác có thể nhanh chóng làm hỏng danh tiếng và suy yếu uy tín, lu mờ những phẩm chất tích cực của bạn.