Người khôn ngoan sẽ chọn cách im lặng khi gặp phải 3 điều này

Bảo Anh. - Ngày 02/10/2021 11:00 AM (GMT+7)

Đối với người khôn ngoan, im lặng đôi khi còn giá trị hơn cả vạn lời nói. Gặp phải 3 điều dưới đây, mặc ai nói ngả nói nghiêng, người khôn ngoan vẫn sẽ chọn cách im lặng.

Người xưa có câu: Bệnh từ miệng mà vào, hoạ từ miệng mà ra. Con người ta chỉ mất 2 năm để học nói nhưng mất cả đời để học cách im lặng.

Pythagos từng nói: “Im lặng là cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan. Ai không biết im lặng là không biết nói”.

Im lặng để lắng nghe nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn và ngày càng hoàn thiện mình. Im lặng để tránh những lời nói không cần thiết, tránh để cơn nóng giận khiến ta làm tổn thương người khác. Im lặng để sẻ chia, để đồng cảm và để động viên, xoa dịu nhau. Im lặng để yêu thương, tha thứ.

Đối với người khôn ngoan, im lặng đôi khi còn giá trị hơn cả vạn lời nói. Là những người có tài ăn nói, diễn thuyết nhưng họ biết đâu là thời điểm nên chọn cách im lặng để tránh những va chạm không cần thiết. Gặp phải 3 điều dưới đây, mặc ai nói ngả nói nghiêng, người khôn ngoan vẫn sẽ chọn cách im lặng.

1. Khi người khác yêu cầu họ nhận xét về những mâu thuẫn gia đình

Người khôn ngoan sẽ chọn cách im lặng khi gặp phải 3 điều này - 1

Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Người ta nói rằng, bát đũa còn có lúc xô, vợ chồng sống với nhau cả đời tránh sao được những lúc hờn giận, tranh cãi. Gia đình nào cũng sẽ có thời điểm gặp phải mâu thuẫn này kia như vợ chồng cãi vã, mâu thuẫn mẹ chồng con dâu, khác biệt trong cách nuôi dạy con cái...

Việc tồn tại những mâu thuẫn này âu cũng là điều hết sức bình thường. Nhìn từ một góc độ tích cực hơn thì có mâu thuẫn mới có phát triển. Khi đôi bên nói ra suy nghĩ của mình thay vì giữ sự ấm ức trong lòng sẽ giúp vấn đề sớm được giải quyết, mọi người thêm hiểu nhau hơn. Thế nhưng, khi mâu thuẫn leo thang, nhiều người vì không cảm thấy nguôi ngoai nên thường thích tìm sự góp ý đến từ người ngoài.

Người khôn ngoan hiểu được tình cảnh này và họ chọn cách im lặng. Im lặng không phải bởi họ không biết nói như thế nào, nói ra làm sao mà bởi họ hiểu những lời mình nói ra bây giờ không chỉ làm mất lòng người đôi bên mà còn tự kéo chính mình vào vòng xoáy mâu thuẫn khôn cùng.

Chúng ta không ai hiểu được việc nhà người khác thế cụ thể thế nào. Hơn nữa, khi nóng giận, bản thân người trong cuộc cũng khó sáng suốt, lời nói của ta có thể vô tình khiến họ đưa ra quyết định sai lầm.

Bởi vậy, thay vì không ngừng nhận xét về chuyện nhà người ta, chỉ trích người có lỗi, hãy cho họ cảm nhận được sự thấu hiểu, đồng cảm. Đơn giản là lắng nghe, để người đó được bộc bạch nỗi lòng, cảm thấy nguôi ngoai phần nào cơn giận.

2. Khi có xung đột lợi ích trong công việc

Người khôn ngoan sẽ chọn cách im lặng khi gặp phải 3 điều này - 2

Trong công việc hàng ngày, bạn chắc hẳn đã từng thấy những người tìm cách chia bè kết phái để làm sao kiếm được nhiều lợi ích nhất cho mình. Đây là lúc người khôn ngoan sẽ lựa chọn cách im lặng. Tránh nói về chuyện của người khác, không chọn bè phái này, căng thẳng bè phái kia, càng không gây chia rẽ nội bộ. Họ biết rằng dù đứng về phía nào thì kết quả cũng đều không tốt.

Giành được chút lợi ích vụn vặt trước mắt mà lại xúc phạm đến đối phương thì điều đó chẳng khác nào gieo mầm hận thù, không sớm thì muộn cũng phải gánh chịu hậu quả. Chọn chia bè kết phái không chỉ gây ảnh hưởng đến không khí, văn hoá làm việc mà còn ảnh hưởng đến chính bản thân ta. Chính bởi vậy, người khôn ngoan sẽ không tham gia vào những cuộc xung đột lợi ích này trong những công việc. Họ không chia kết bè kết phái, không đố kỵ, không chiêu trò và làm việc với sự nỗ lực, tinh thần cầu thị.

3. Khi gặp nghịch cảnh

Người khôn ngoan sẽ chọn cách im lặng khi gặp phải 3 điều này - 3

Cuộc sống này, thăng trầm vốn là điều không thể tránh khỏi. Dù là ai, làm công việc gì và đứng ở vị trí nào cũng sẽ có lúc gặp phải chuyện không như mình mong muốn.

Nếu như nhiều người chọn cách than vãn, đổ lỗi cho cuộc đời thì những người khôn ngoan lại chọn cách im lặng. Họ hiểu rằng than vãn không giúp vấn đề được giải quyết mà chỉ khiến bản thân thêm tiêu cực. Hơn nữa, họ không muốn bị kẻ nào đó lấy khó khăn của mình ra làm trò cười, trò tiêu khiển.

Họ chọn cách đối mặt với vấn đề và tìm cách giải quyết. Không tranh cãi, không than vãn, họ biết muốn bước ra khỏi nghịch cảnh, không thể trốn tránh.

“Đàm luận khiến người ta hiểu biết, nhưng im lặng là trường học của sự khôn ngoan”, Cibbon.

Người khôn nói ít nghe nhiều: 10 điều nhất định dặn mình phải giữ miệng
Người xưa nói: "Miệng có thể nói lời đẹp như hoa hồng, miệng cũng có thể nói lời độc như gai ma vương". Lời nói không đúng lúc, đúng nơi, đúng sự thật...

Bài học cuộc sống

Bảo Anh. (Theo Aboluowang)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bài học cuộc sống