Tiết Đào là một trong những kỹ nữ tài sắc nhất thời Trung Hoa cổ.
Nàng cũng là nữ thi sĩ nổi tiếng ở triều đại nhà Đường, thông tuệ thơ và sở hữu nhan sắc làm say lòng người.
Tuy nhiên, người đời nhớ đến nàng không chỉ bởi tài năng và sắc đẹp hơn người mà còn vì những mối tình ai oán với chàng thư sinh có tên Phương Tiếu và sau này là với “phi công trẻ” kém mình 11 tuổi – Giám sát Ngự sử Nguyễn Chẩn.
Tiết Đào (768 - 831), tự là Hồng Độ, người Trường An, sống vào thời nhà Đường, vốn là con gái của một viên tiểu lại ở Thành Đô và trở thành nhà thơ nữ nổi tiếng của Trung Quốc, được xếp ngang hàng với hai nữ thi sĩ tài năng nhất của triều đại nhà Đường là Ngư Huyền Cơ và Lý Dã.
Không chỉ là một nhà thơ, nàng còn là một nhà phát minh khi chế tạo ra giấy hoa thông và giấy Tiết Đào Tiên, loại giấy nổi tiếng màu đỏ thẫm, có vẽ năm sắc rất đẹp. Lúc còn nhỏ, nàng đã thể hiện rõ tài năng văn chương thiên phú từ khi mới 8 tuổi khi ứng đối nhanh nhạy và thông tuệ hơn người.
Cha nàng thấy con có tài năng như vậy mà trong lòng buồn vui lẫn lộn. Ông dự đoán trước vận mệnh cả đời của nàng sẽ trở thành một người được đón đến tiễn đi, cuộc đời rộng rãi phóng khoáng đầy kì thú nhưng cũng có phong khí lả lơi ong bướm. Quả nhiên sau này khi Tiết Đào 14 tuổi, cha qua đời, vì gia cảnh nghèo khó nên nàng đành dấn thân vào chốn thanh lâu.
Quả nhiên sau này khi Tiết Đào 14 tuổi, cha qua đời, vì gia cảnh nghèo khó nên nàng đành dấn thân vào chốn thanh lâu. (ảnh minh họa)
Sẵn có nhan sắc và năng khiếu thi ca, nàng phải đến các chỗ ăn chơi hoan lạc, rót rượu, phí thi, đàn xướng hầu khách. Với tài năng xuất chúng của mình, nàng trở thành kỹ nữ nổi danh khắp chốn. Sau này nàng chuyên phục vụ cho võ quan trấn thủ các nơi. Nàng được ban danh hiệu “Nữ Hiệu Thư”, đồng thời cũng được gọi là “Phụ Mi Tài Tử”.
Mối tình bi thương với chàng thư sinh Phương Tiếu
Cũng bởi cái tài, cái sắc mà không bao lâu tên tuổi của Tiết Đào đã “danh chấn bốn phương”, hầu như không ai chưa từng nghe thấy tên của kỹ nữ tài sắc vẹn toàn này. Tương truyền rằng, nhiều người kéo nhau về Trường An để mong có dịp được một lần chiêm ngưỡng nhan sắc cũng như thưởng thức tài năng ứng thơ nhanh nhạy. Bất kì một khách phong lưu nào cũng sẵn sàng chi khoản tiền lớn để có cơ hội gặp mặt nàng.
Mặc dù được nhiều công tử con nhà quyền quý theo đuổi nhưng nàng lại dành tình yêu nồng nhiệt cho một chàng thư sinh có tên là Phương Tiếu. Gần như không sử sách nào ghi lại tên chính xác Tiết Đào đã gặp Phương Tiếu như thế nào mà chỉ có một vài phỏng đoán. Người thì cho rằng chắc hẳn hai người gặp nhau trong một lần đối đáp thơ, vì mến dáng vẻ nho nhã của người “đọc sách Thánh Hiền” và lối ứng thơ mà Tiết Đào đã đem lòng yêu thương.
Người khác lại bảo có lẽ tấm chân tình của Phương Tiếu khiến cho trái tim Tiết Đào cảm động. Theo lệ ở chốn thanh lâu ngày xưa, khách muốn kỹ nữ nào chỉ phục vụ riêng mình thì phải bỏ ra số tiền lớn. Với một kỹ nữ nổi tiếng như Tiết Đào thì việc trả khoản tiền khổng lồ để được trò chuyện với nàng quả thật rất khó khăn đối với Phương Tiếu. Do đó, hai người chỉ dám qua lại thậm thụt với nhau.
Tuy nhiên, trời không chiều lòng người, được một thời gian thì sự việc bị phát hiện và Phương Tiếu bị cấm gặp Tiết Đào từ đó. Vì tình yêu cháy bỏng của mình dành cho Tiết Đào, Phương Tiếu đã tìm mọi cách để kiếm tiền. Cuối cùng, chàng phải đi vay lãi của Cao Đại Ngũ, một tên quan vô lại bị thất sủng đang tìm cách lấy lòng kẻ sĩ. Thấy Phương Tiếu đang cần tiền nên hắn đã giả vờ nhân đức giúp đỡ, nhưng thực ra lại ấp ủ một âm mưu nhằm lợi dụng chàng.
Khi biết được mục đích xấu xa của hắn, Phương Tiếu tìm mọi cách trả lại số tiền. Để giúp người yêu, Tiết Đào đành bán hết nữ trang rồi vay mượn thêm khắp nơi. Nhưng trả lại tiền là gây oán với Cao Đại Ngũ, cũng bởi bực mình vì âm mưu không thành, hắn tìm Phương Tiếu trả thù. Trước thế lực của Cao Đại Ngũ, Phương Tiếu đành phải đi lánh nạn.
Kể từ đó, mặc dù hàng ngày có biết bao khách giàu sang, sẵn sàng trả một đống tiền để được Tiết Đào hầu hạ nhưng nàng vẫn một mực từ chối, quyết chờ Phương Tiếu trở về.
Để trả thù, Cao Đại Ngũ bèn xúi một vị quan mua Tiết Đào về làm thiếp. Thấy quân lính đến “rước” mình, biết không thể tránh khỏi, nàng đã nhảy lầu tự tử để quvết giữ gìn trinh tiết với Phương Tiếu. Tuy nhiên, Cao Đại Ngũ vẫn không từ bỏ mối hận. Hắn chữa lành vết thương cho nàng rồi bắt nàng về phủ. May mắn thay, Tiết Đào đã được thầy dạy nhạc cho mình ngày xưa cứu thoát.
Hậu thế chắc hẳn không thể quên được mối tình nồng nhiệt của Tiết Đào ngay cả khi đã bước sang tuổi 42 với một thi nhân nổi tiếng đương thời kém mình tới tận 11 tuổi.
(ảnh minh họa)
Vì cảm động tình yêu của cô học trò với Phương Tiếu, thầy dạy nhạc không quản ngại khó khăn giúp nàng tìm lại người trong mộng. Tuy nhiên, khi tìm thấy cũng là lúc Phương Tiếu trút hơi thở cuối cùng, chỉ để lại cho Tiết Đào một lọn tóc đặt trên cây sáo trúc nàng tặng năm xưa. Từ đó đi đâu nàng cũng mang cây sáo trúc theo người, đến tận khi tạ thế.
Mối tình ai oán với Giám sát Ngự sử Nguyễn Chấn
Hậu thế chắc hẳn không thể quên được mối tình nồng nhiệt của Tiết Đào ngay cả khi đã bước sang tuổi 42 với một thi nhân nổi tiếng đương thời kém mình tới tận 11 tuổi. Sau cái chết của Phương Tiếu, nàng đã từng thề rằng sẽ không màng đến bất kỳ người đàn ông nào nữa nhưng rồi không thể thoát khỏi kiếp hồng nhan. Khi đã bước vào tuổi tứ tuần, nàng lại đem lòng yêu say đắm Giám sát Ngự sử Nguyễn Chẩn. Tương truyền rằng hai người đều có tài năng thiên phú về thi ca nên thường gặp nhau để đối đáp, đàm đạo về thơ.
Sự đồng điệu trong thơ dần dẫn tới sự đồng điệu trong tâm hồn, từ đó hai người nảy sinh tình cảm thắm thiết dành cho nhau. Mặc dù Nguyễn Chẩn lúc này mới 31 tuổi nhưng vì bẩm sinh Tiết Đào đã có nhan sắc hơn người, mặt hoa da phấn lại thạo việc trang điểm nên dáng vẻ yêu kiều, xinh đẹp chẳng khác mĩ nhân ngày nào.
Nàng nhanh chóng chiếm trọn được trái tim Nguyễn Chẩn. Họ đã cùng nhau trải qua một năm ngọt ngào và gắn bó, ngày ngày chìm trong men say tình ái. Họ dành tặng nhau rất nhiều áng thơ tình.
Đối với nàng, đây có lẽ là khoảng thời gian hạnh phúc nhất sau bao năm sống ê chề ở chốn thanh lâu. Phận kỹ nữ như nàng chẳng xa lạ gì chuyện ông bướm nhưng tình yêu nàng dành cho Nguyễn Chẩn là chân thật.
Mối quan hệ chênh lệch tuổi tác gần một giáp như vậy thực sự đã gây chấn động xã hội Trung Hoa lúc bấy giờ, là chủ đề bàn tán sôi nổi trong kinh thành. Chính vì thế mà tên tuổi của nàng cũng bị ảnh hưởng không ít. Tuy vậy, bỏ ngoài tai mọi thị phi, hai người vẫn tiếp tục mối tình nồng nhiệt.
Sau một năm, Giám sát Ngự sử Nguyễn Chấn phải quay về Tràng An với lời hứa hẹn sẽ sớm trở lại tìm nàng. Tiết Đào ngày ngày ngóng trông với nỗi niềm nhớ thương khôn nguôi, viết những lá thư tình tha thiết gửi tới Nguyễn Chẩn. Tuy nhiên, khi trở về kinh thành, Nguyễn Chẩn lại phụ bạc Tiết Đào. Chàng say đắm nàng Lưu Thái Xuân xinh đẹp, trẻ trung hơn và quên luôn người cũ.
Chàng say đắm nàng Lưu Thái Xuân xinh đẹp, trẻ trung hơn và quên luôn người cũ.
(ảnh minh họa)
Sau khi biết người yêu phản bội mình đi theo người phụ nữ khác. Mặc dù rất đau khổ nhưng Tiết Đào vẫn quyết lên kinh thành để gặp Nguyễn Chẩn. Nàng hi vọng tấm chân tình này sẽ khiến chàng suy nghĩ lại. Nhưng khi tới nơi, Tiết Đào bắt gặp Nguyễn Chẩn đang vui vầy cùng Lưu Thái Xuân. Nàng còn đau khổ hơn gấp bội khi Nguyễn Chẩn thẳng thừng phủ nhận đã từng quen biết nàng trước kia và nhẫn tâm chối bỏ cả mối tình duyên nồng nàn một năm trước.
Trước những lời trách móc của Tiết Đào, Nguyễn Chẩn lặng im không nói gì. Không bỏ cuộc, ngày nào Tiết Đào cũng đến khuyên nhủ Nguyễn Chẩn quay trở lại với mình nhưng đáp lại trái tim si tình đó chỉ là thái độ hờ hững, lạnh lùng.
Cuối cùng vì quá nóng giận, Nguyễn Chẩn đã nói: “Cô rốt cuộc chỉ là một kỹ nữ không hơn không kém. Cô lấy danh nghĩa gì mà bắt tôi phải theo, không lẽ trên đời lại có chuyện trái ngược như vậy?”. Những lời ấy như một nhát dao cứa mạnh vào trái tim vốn đã tổn thương sâu sắc của nàng.
Trước sự vô tình của Nguyễn Chẩn, nàng lạnh lùng đáp lại: “Người khác nói như vậy đã đành, đến chàng cũng nói như vậy thì từ nay về sau coi như chúng ta ân đoạn nghĩa tuyệt”. Nói rồi nàng bỏ đi.
Có người bảo sau này vì quá đau khổ mà Tiết Đào đã tình nguyện cạo đầu, quy y cửa Phật. Nàng không còn viết thơ cũng như đối đáp thơ với bạn bè nữa. Cũng từ đó nàng sống lặng lẽ và mất ở tuổi 65 trong cảnh cô đơn, hiu quạnh.