Đừng ngại bắt đầu từ những thay đổi nhỏ. Đó sẽ là nền tảng để bạn tạo ra những thay đổi lớn hơn và không dừng lại ở đó. Hãy nhớ lý do tại sao bạn muốn thay đổi và không ngừng nỗ lực để trở thành phiên bản tuyệt vời nhất của chính mình.
1. Thực hiện “Ngày không mạng xã hội”
Các phương tiện truyền thông xã hội đang ngày càng khẳng định tầm quan trọng cũng như lợi ích của mình song sự thật là nó đang ngốn rất nhiều thời gian của bạn. Một người trung bình hiện dành khoảng 2 giờ mỗi ngày trên mạng xã hội. Vấn đề là đa phần [chúng ta không nhận ra rằng mình đang tốn quá nhiều thời gian như vậy.
Hãy nghĩ xem, chỉ với một thay đổi nhỏ, bạn sẽ có thêm 60 tiếng để làm những việc mình yêu thích, có ý nghĩa hơn mỗi tháng.
Chúng ta liên tục cập nhật những bảng tin mới nhất vì không muốn mình bỏ lỡ điều gì. Hội chứng sợ bị bỏ lỡ (FOMO) có thể gây thêm căng thẳng không cần thiết cho cuộc sống của chúng ta.
Hãy bắt đầu từ việc thực hành “ngày không mạng xã hội” một lần mỗi tuần. Điều này có thể giúp bạn định tâm lại và điều chỉnh sự tập trung vào những điều quan trọng hơn trong cuộc sống.
2. Tạo thói quen đọc nhanh
Đọc nhanh sẽ giúp bạn có thể nạp nhiều tài liệu hơn trong cùng một lượng thời gian. Đọc nhanh cũng sẽ giúp bạn tiếp thu các ý chính nhanh hơn so với người đọc tốc độ thông thường.
Một người đọc nhanh có thể đọc khoảng 1.500 từ/phút, trong khi người đọc tốc độ bình thường chỉ có thể đọc khoảng 300 từ/phút. Đọc nhanh hơn tạo cho bạn kỹ năng tìm thấy các thông tin mình cần nhanh chóng hơn, loại bỏ những khoảng thừa để đi đến phần trọng tâm cần thiết.
3. Viết ra 10 suy nghĩ ngẫu nhiên mỗi ngày
Sự thật là bạn có nhiều ý tưởng tuyệt vời hơn những gì bạn nhận ra. Vấn đề là nếu bạn không ghi ra, lưu lại những ý tưởng này, chúng có thể biến mất rất nhanh chóng.
Hãy viết ra ít nhất 10 trong số những suy nghĩ hay ho của bạn mỗi ngày. Hành động này sẽ giúp bạn có thêm không gian để suy nghĩ về những điều khác cũng như dễ dàng xem lại những ý tưởng của mình sau này. Phát triển những ý tưởng này và xem xét đến khả năng hiện thực hóa của có thể giúp bạn làm việc hiệu quả và sáng tạo hơn.
4. Nghe 1 album mới ít nhất 1 lần 1 tuần
Chún ta thường có thói quen nghe đi nghe lại cùng 1 danh sách mà mình yêu thích. Tất nhiên điều này không có gì là sai song việc thử những điều mới sẽ đem đến cho bạn những điều thú vị hơn. Khi tầm nhìn mở rộng, bạn có thể khám phá ra những điều mình thực sự thích. Bạn cũng đang huấn luyện bộ não của mình chấp nhận những điều mới khi mở một bài hát lạ.
So với một số thói quen khác mà bạn đang cố gắng hình thành, thói quen này thực sự rất đơn giản. Nếu bạn không thích những gì mình đang nghe, bạn chỉ cần chuyển sang bài hát tiếp theo.
5. Đi bộ 30 phút mỗi ngày
Ít vận động là tình trạng phổ biến không chỉ với giới trẻ. Tuy nhiên chỉ với 30 phút đi bộ mỗi ngày, bạn sẽ có thêm những trải nghiệm mới mẻ và cải thiện khả năng tuần hoàn.
Bạn có thể không có thời gian và điều kiện để dành vài giờ mỗi ngày tại phòng tập thể dục, hãy đơn giản là đi bộ quanh công viên trong giờ nghỉ trưa hoặc đi dạo với người thân vào buổi tối. Nếu thời gian làm việc của bạn đa phần là ngồi, hãy tạo những thói quen mới để kết hợp vận động.
6. Thức dậy sớm 1 giờ và vươn vai
Khái niệm “ngủ nướng” từ lâu đã trở thành điều đáng chờ đợi với rất nhiều người trong số chúng ta. Việc ngủ ngày càng muộn hơn khiến việc dậy sớm dường như đang trở thành cực hình. Tuy nhiên, chỉ với một thay đổi nhỏ là dậy sớm hơn, bạn sẽ nhận ra sự thay đổi rõ rệt trong năng suất làm việc cũng như tinh thần bắt đầu ngày mới. Thay vì vội vã ăn tạm miếng bánh mì trong khi ra lấy xe, bạn có thể thong thả tự làm cho mình bữa sáng, nạp năng lượng và sẵn sàng một ngày mới.
Buổi sáng chính là thời điểm tuyệt vời để bạn hoàn thành công việc vì ít bị làm phiền hơn. Michelle Obama và Giám đốc điều hành Apple Tim Cook là hai trong số rất nhiều người nổi tiếng có thói quen dậy sớm. Họ sử dụng thời gian buổi sáng của mình để chuẩn bị cho ngày mới bằng các hoạt động như đọc sách, tập thể dục…
Việc vươn vai, giãn cơ vào buổi sáng cũng sẽ giúp bạn ngăn ngừa những cơn đau nhức gây ảnh hưởng đến năng suất làm việc. Hoạt động này cũng cải thiện khả năng tuần hoàn, giúp bạn cảm thấy tỉnh táo và tràn đầy năng lượng hơn trong suốt cả ngày.
Nếu ý tưởng thức dậy sớm 1 giờ nghe có vẻ khó thực hiện với bạn, đừng lo lắng vì bạn có thể chia việc này thành các bước nhỏ hơn. Thay vì dậy sớm 1 giờ, hãy thử dậy sớm hơn bình thường 15 phút. Dần dần, khi đã quen với sự thay đổi, bạn có thể tăng dần thời gian dậy sớm lên, thêm 15 phút hoặc 30 phút nữa.
7. Thiền 10 phút mỗi ngày
Xã hội ngày càng phát triển, guồng quay công việc cuốn ta đi mỗi ngày, dường như trong đầu mỗi người luôn là suy nghĩ làm sao để làm việc tốt hơn và nhanh nhất có thể. Đó cũng là lý do khiến những phút giây dành cho gia đình, cho bản thân ngày càng trở nên xa xỉ hơn.
Đôi khi, điều mà bạn cần chỉ là một vài phút dành cho riêng mình. Chỉ 5 đến 10 phút mỗi ngày để ngồi và tĩnh tâm, thư giãn trong khoảnh khắc hiện tại có thể tạo nên sự khác biệt trong suy nghĩ, cách tiếp cận vấn đề của bạn. Thiền giúp ta cô đọng các suy nghĩ hơn, nhắc nhở chúng ta về điều gì là quan trọng nhất.
Thiền cũng là một trong số ít các hoạt động mà nghiên cứu cho rằng có lợi cho chúng ta. [11]Nó làm giảm căng thẳng vốn có thể gây ra vô số các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Nếu bạn dành mình cho một thực hành hòa giải thường xuyên, thói quen này thực sự sẽ cải thiện sức khỏe não bộ của bạn.