Lạc quan trong những gì không thể kiểm soát và không từ bỏ nỗ lực trong phạm vi có thể kiểm soát là chủ nghĩa anh hùng lớn nhất của chúng ta.
Trong cuộc sống có một hiện tượng: Khi mới gia nhập xã hội, mọi người đều nộp hồ sơ và từng bước tìm kiếm việc làm, thu nhập và mức tăng trưởng gần như giống nhau. Nhưng 5, 10 trôi qua, trong khi một số người đã trở thành lãnh đạo của ngành nào đó, số khác thì bị mắc kẹt trong cơn khủng hoảng tuổi trung niên và cảm thấy lo lắng.
Làm thế nào mà khoảng cách giữa mọi người lại mở rộng như vậy?
Có người nói là do gen và hoàn cảnh gia đình, có người lại nói là do trí tuệ cảm xúc, sự chăm chỉ, cơ hội... những người không thể suy nghĩ rõ ràng thì tóm gọn trong hai chữ số phận. Tuy nhiên, khoảng cách thực sự giữa con người với nhau là do hai yếu tố chính: môi trường và thói quen suy nghĩ gây ra.
Bạn không thể kiểm soát các yếu tố môi trường như thời đại, giai cấp, nguồn gốc gia đình nhưng bạn có thể kiểm soát thói quen suy nghĩ của mình. Như ai đó từng nói: "Hãy cẩn thận với suy nghĩ của mình, chúng sẽ trở thành lời nói. Hãy cẩn thận với lời nói của mình, chúng sẽ trở thành hành động. Hãy cẩn thận với hành động của mình, chúng sẽ trở thành thói quen.Hãy cẩn thận với thói quen của mình, chúng sẽ trở thành nhân cách của bạn.Hãy cẩn thận với nhân cách của mình, nó sẽ trở thành định mệnh của bạn."
Dưới đây là 5 thói quen tư duy giúp bạn thay đổi bản thân, mở ra tương lai hứa hẹn.
1. Thoát khỏi cái bẫy của sự siêng năng ở mức độ thấp
Nhiều người luôn tự nhận mình chăm chỉ nhưng số phận không may mắn khi rất cố gắng mà chẳng thể được thăng chức tăng lương. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, cái gọi là làm việc chăm chỉ chỉ là dùng sự siêng năng về mặt chiến thuật để che đậy sự lười biếng trong chiến lược.
John và Harry cùng vào một công ty kinh doanh rau quả. Nửa năm sau, chỉ có John được thăng chức và tăng lương nên Harry thấy rất bất bình, đến chất vấn ông chủ. Ông chủ gọi 2 người lại và nói: "Công ty dự định đặt mua một mẻ khoai tây. Sao các cậu không đi xem thị trường?"
Nửa giờ sau, Harry vội vàng quay lại: “Cách đây 20 km có một nông trại bán buôn rau củ.”
Nhưng khi ông chủ hỏi chi tiết hơn, vì quan sát không kỹ nên anh lại chạy đi và trở về 20 phút sau, hổn hển đáp. Ông chủ tiếp tục hỏi về giá của khoai tây, Harry dĩ nhiên không thể trả lời được. Harry vừa định chạy đi tiếp thì thấy ông chủ đầu về phía John. John khẽ mỉm cười, trả lời rõ ràng địa chỉ người bán, giá cả, cách thương lượng, phương thức vận chuyển, đồng thời mang về mẫu cho ông chủ lựa chọn.
Có hai loại người ở nơi làm việc: người bận rộn và người hiệu quả. Trong khi một người chỉ vùi đầu vào công việc và không bao giờ suy nghĩ quá nhiều thì người kia lại chú ý suy nghĩ về bản chất của sự việc, làm cho mọi thứ rõ ràng trước khi hành động.
Nếu bạn cũng muốn thoát khỏi cái bẫy của sự siêng năng ở mức độ thấp và đạt được kết quả thực sự, bạn có thể thử 2 phương pháp sau:
- Luôn suy nghĩ “bắt đầu từ mục tiêu cuối cùng” và tự hỏi mình 3 câu:
Mục tiêu của bạn là gì?
Có thể làm ít nhất 3 điều gì để đảm bảo đạt được mục tiêu?
Nếu bạn không thể hoàn thành nó dù đã cố gắng hết sức thì kế hoạch B là gì?
- Ép bản thân phát triển 5 điều:
Thể chất: rèn luyện sức khỏe, đi ngủ sớm và dậy sớm, tràn đầy năng lượng để có thể chống chọi với những khó khăn trên đời;
Quan sát: Quan sát nhiều hơn, chú ý nhiều hơn, biết cách đọc người và đạt được kết quả gấp đôi với một nửa nỗ lực;
Ôn tập: Ôn tập nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, tiến bộ đến từ nhìn lại;
Giao tiếp: Dù là cấp dưới hay cấp trên, hãy giao tiếp một cách kiên nhẫn và học hỏi trong từng giao tiếp.
Ham học hỏi: Cởi mở với điều mới, ham học hỏi.
2. Nắm được những điểm mấu chốt
Trong cuộc sống, nhiều người luôn nghiện “rảnh rỗi” một cách vô thức và lãng phí rất nhiều thời gian vào những việc tầm thường. Chính điều này đã vô tình cản trở sự phát triển của chúng ta.
Có câu nói: “Người suốt ngày chỉ biết làm những việc tầm thường sẽ không bao giờ trở thành người vĩ đại”.
Mỗi chúng ta đều có rất nhiều điều có thể làm trong cuộc sống nhưng chỉ một vài điều là thực sự quan trọng. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy choáng ngợp giữa một núi việc, bạn có thể thử 2 phương pháp sau:
- Làm ít hơn và làm tốt mọi việc
Làm thế nào để có thể có nhiều thời gian làm việc hơn mỗi ngày? Bạn không thể có thêm thời gian, điều bạn cần là suy nghĩ ngoài chế độ ban đầu.
Trước tiên, hãy nhìn vào tầm quan trọng của mọi thứ, sau đó loại bỏ những thứ không quan trọng. Bạn nên bắt đầu bằng việc làm ít đầu việc hơn nhưng chất lượng hơn thay vì khiến bản thân bận rộn hơn.
- Sử dụng tốt nhất 2-3 giờ trong ngày để làm những việc quan trọng nhất
Có một hiện tượng trong tâm lý học gọi là “dòng chảy”, nghĩa là khi con người cống hiến hết sức lực cho một hoạt động nào đó, họ sẽ có mức độ phấn khích và thỏa mãn cao. Bạn không chỉ có thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả mà còn có thể đạt được trạng thái thỏa mãn và cảm thấy hạnh phúc.
Vì vậy, thay vì suốt ngày bận rộn với những công việc chất lượng thấp, tốt hơn hết bạn nên tìm 2-3 giờ trong ngày mà bạn làm việc hiệu quả nhất và tận hưởng trọn vẹn niềm vui trong làm việc và học tập. Thà hoàn thành một việc quan trọng mỗi ngày còn hơn là làm 10 việc tầm thường mà không mang lại kết quả.
3. Nói là làm
Trên đời này có hai kiểu người: một là có ý tưởng nhưng không hành động thực tế; một là có ý tưởng và thực hiện ngay. Nhiều người luôn nghĩ ra hàng nghìn con đường vào ban đêm nhưng rồi sẽ đi lại một con đường cũ khi thức dậy vào buổi sáng.
Vậy làm thế nào bạn có thể trở thành người hành động thay vì người trì hoãn?
- Thay đổi câu thần chú của bạn
Hãy thử thay thế "Tôi sẽ nói về nó sau" hay "Tôi sẽ nói về nó vào ngày mai" bằng một câu cụ thể hơn như "Tôi sẽ làm việc đó vào lúc ..." hoặc một cách đầy nhiệt huyết hơn "Cứ làm luôn, làm ngay đi." Khi bạn luôn "nói chuyện đó sau”, bạn sẽ lãng quên và không bao giờ nói lại nữa.
- Tìm yếu tố kích hoạt hành động
Cuốn sách “Get It Done” có đề cập đến một phương pháp tâm lý thú vị rằng: Nếu bạn muốn rèn luyện thói quen đọc và viết thì hãy sắp xếp cho mình chiếc bàn làm việc mà bạn thích, việc đọc và viết sẽ được thực hiện trong môi trường này. Theo thời gian, chỉ cần ngồi vào bàn này, bạn sẽ nhanh chóng bước vào trạng thái tập trung đọc và viết. Chiếc bạn trở thành yếu tố kích hoạt các hành động của bạn và càng có nhiều trigger thì hiệu quả sẽ càng cao hơn.
4. Không coi thường những việc nhỏ
Trên thực tế, rất nhiều người ở trong tình trạng “không làm được việc lớn, coi thường việc nhỏ” và luôn cho rằng mình không có cơ hội. Khi mới vào công ty, bạn cảm thấy mình không được coi trọng nên chỉ có thể làm những công việc lặt vặt. Bạn muốn trở thành người đứng đầu nhưng lại không sẵn sàng bắt tay vào một dự án. Bạn muốn khởi nghiệp và kiếm thật nhiều tiền nhưng lại sợ mệt, sợ nhỡ không thành công.
Nếu bạn luôn viển vông trong suy nghĩ và không trân trọng cơ hội thì bạn sẽ không bao giờ có thể khám phá khả năng của mình. Những người có thể làm việc nhỏ một cách nghiêm túc sẽ tỏa sáng. Chỉ có loại ánh sáng này mới có thể dẫn dắt chúng ta từng bước có được càng nhiều cơ hội hơn.
Trong phim “Vô Song” có câu: “Bất cứ điều gì làm đến mức tột cùng đều là nghệ thuật”.
5. Dựa vào chính mình
Có một câu nói thoạt nghe rất tàn nhẫn nhưng lại là sự thật: "Nơi làm việc không loại bỏ những người sau 35 tuổi mà loại bỏ những người không có mối quan hệ ở tuổi 35."
Chỉ dựa vào sơ yếu lý lịch của bạn để tìm việc làm sau tuổi 35 là một sai lầm trong suy nghĩ. Bất cứ lúc nào, việc tích lũy liên hệ cũng quan trọng như tích lũy khả năng làm việc vậy.
Sau tuổi 30, một người thực sự trưởng thành phải học cách chịu trách nhiệm cho những lựa chọn và sự phát triển của chính mình. Vì không thể kiểm soát được môi trường nên bạn phải nỗ lực để kiểm soát và hoàn thiện bản thân.