Những người hai mặt có thể vừa gây bực bội vừa gây hại vì bạn không bao giờ thực sự biết họ thực sự thế nào. Bằng cách nhận ra họ thông qua những dấu hiệu này, bạn có thể tránh khỏi những đau khổ và sự thao túng tiềm ẩn.
1. Họ thường xuyên buôn chuyện
Một dấu hiệu chắc chắn của những người 2 mặt chính là buôn chuyện. Họ nói xấu người khác và muốn biết tất cả những chuyện mới nhất khi người liên quan không có mặt. Nhưng sau đó họ sẽ mỉm cười và tỏ ra thân thiện với chính những người đó khi họ gặp lại.
Hành vi này không chỉ phản bội lòng tin của những người liên quan đến mà còn đặt ra câu hỏi về những gì người buôn chuyện có thể nói về bạn khi bạn không có mặt.
2. Hành vi của họ thay đổi khi ở cạnh những người khác nhau
Một người chân thành và trung thực dù nói chuyện với ai cũng sẽ có cách kể như nhau. Ngược lại, một người hai mặt có thể thay đổi quan điểm hoặc thái độ của mình để phù hợp với các đối tượng khác nhau hoặc để thao túng người khác dễ dàng hơn.
Đây là cách để họ thuyết phục ai đó để trở thành bạn bè. Khả năng thích nghi giống như những con tắc kè hoa này có thể khiến việc bạn phân biệt bản chất và ý định thực sự của họ trở nên khó khăn.
3. Lúc đầu họ quá thân thiện
Khi mới bắt đầu tìm hiểu ai đó, chúng ta thường giữ mức độ thân thiện vừa phải. Những người tỏ ra quá thân thiện có thể đang cố gắng giành được lòng tin của bạn một cách nhanh chóng để lợi dụng sau này.
Hãy cảnh giác với bất kỳ ai có vẻ cố gắng quá mức để có được sự ủng hộ của bạn một cách vội vàng. Hãy nhớ rằng, các mối quan hệ chân thành thường phát triển dần dần, không phải trong chớp mắt.
4. Họ không giữ lời hứa
Một người hai mặt thường sẽ phá vỡ lời hứa hoặc không thực hiện nó. Họ có thể đồng ý làm điều gì đó để làm bạn hài lòng, nhưng sau đó dễ dàng nuốt lời hứa.
Người hai mặt muốn được ghi nhận công lao vì đã đồng ý với lời đề nghị và khiến bạn cảm thấy họ hữu ích. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, cam kết của họ sẽ kết thúc ngay sau đó. Hành vi này rồi sẽ làm xói mòn mọi lòng tin mà người khác dành cho họ.
5. Họ tìm kiếm lợi ích cá nhân
Những người hai mặt thường xây dựng mối quan hệ vì lợi ích cá nhân. Họ thực sự chỉ ở đó khi họ nhắm đến thứ gì đó từ bạn. Nhưng khi bạn cần thứ gì đó từ họ, họ sẽ biến mất không dấu vết. Mỗi khi họ gặp vấn đề, họ sẽ tìm đến bạn để phàn nàn, để đổ lỗi nhưng sau đó sẽ rất hời hợt với bạn khi vấn đề của họ đã được giải quyết xong.
6. Họ không có ý thức chịu trách nhiệm
Người hai mặt thường từ chối chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Họ đổ lỗi cho người khác khi có chuyện gì đó không ổn hoặc bản thân họ làm sai điều gì. Nếu bạn chưa bao giờ chứng kiến một người bạn chịu trách nhiệm cho việc họ đã làm mà thậm chí thường xuyên đổ lỗi thì có lẽ họ là người hai mặt.
7. Ý kiến của họ không đáng tin cậy
Họ khiến người khác khó biết được lập trường thực sự của vì họ dường như không có bất kỳ ý kiến cụ thể nào. Điều này khiến họ không đáng tin cậy vì đó là hành vi thao túng. Bạn không thể tin tưởng ai đó trung thực với bạn khi họ thậm chí không thể trung thực với chính họ.
8. Hành động của họ không phù hợp với lời nói
Ở những người hai mặt, thường không có sự nhất quán giữa những gì họ nói và những gì họ làm. Họ có thể đưa ra lời hứa hoặc bày tỏ ý kiến, nhưng hành động của họ lại trái ngược với những tuyên bố này.
Có thể họ tự nhận là người ủng hộ bạn nhiều nhất nhưng lại không hề xuất hiện khi bạn cần. Sự không nhất quán giữa lời nói và hành động này là một chỉ báo rõ ràng rằng ý định thực sự của họ có thể không phù hợp với biểu hiện bên ngoài của họ.
9. Bạn có cảm giác bất an về họ
Đôi khi, trực giác của bạn sẽ nhận ra vấn đề trước khi tâm trí có ý thức của bạn nhận ra. Thường có lý do nào đó khiến bạn cảm thấy không thoải mái, nghi ngờ hoặc bất an về một người.
Có thể là trực giác của bạn đang nhận ra sự không nhất quán trong hành vi của họ, họ không trung thực hoặc hay thao túng... Nếu trực giác của bạn đang mách bảo điều này, tốt nhất là hãy lắng nghe trực giác và chú ý hơn đến những dấu hiệu khác của sự hai mặt trong danh sách này.