Dù đã là vợ chưa cưới của Phạm Lãi nhưng khi được làm 'mỹ nhân kế' sang nước Ngô, Tây Thi đã thực sự đem lòng yêu thương Phù Sai, vua của nước này.
Tây Thi, tên là Thi Di Quang, là con một người kiếm củi họ Thi, nàng dệt vải ở núi Trữ La, Gia Lãm (nay là Chư Kỵ), thuộc nước Việt thời Xuân Thu. Vì nàng ở thông Tây của Trữ La nên gọi là tên là Tây Thi. Tương truyền Tây Thi đẹp đến nỗi, ngay cả khi nàng nhăn mặt cũng khiến người ta mê hồn. Nàng đẹp tới mức ‘chim sa cá lặn’, chỉ cần ở đâu nàng xuất hiện là cây cối nghiêng ngả, động vật cũng phải đắm chìm ngắm nhan sắc của nàng. Một nét đẹp không ai có thể hơn được. Vì thế, kể cả đến tận bây giờ, nàng vẫn là người được biết đến là người đứng đầu trong Tứ đại Mỹ nhân thời bấy giờ.
Câu Tiễn chính là vua của nước Việt thời Xuân Thu chiến quốc, do không nghe lời can ngăn của tướng tài Phạm Lãi và Văn Chủng, mang quân đánh nước Ngô nên bị vua Ngô Phù Sai đánh cho tơi tả, mất nước và bị bắt làm nô lệ. Trước khi Câu Tiễn bị làm nô lệ cho nước Ngô, Văn Chủng đã hiến kế cho ông dùng ‘mỹ nhân kế’ – hiến người đẹp cho Phù Sai để làm gian tế. Trong đó có hai sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành đó là Tây Thi và Trịnh Đán (Sau này được gọi là Đông Thi).
Khi này, Tây Thi và Phạm Lãi đã là vợ chồng trên danh nghĩa. Tuy là chưa động phòng hoa chúc nhưng họ đã có lời thề hẹn kết phu thê. Vì thế, khi nghe Văn Chủng nói muốn hiến Tây Thi cho Phù Sai, vì chỉ có nàng mới đủ làm vị vua kia rung động, lơ là chính sự thì Phạm Lãi bực tức lắm, nhất định không chịu. Tây Thi thật sự rất yêu Phạm Lãi, hai người có tình cảm sâu đậm tưởng như không có gì chia lìa. Vì thế, hiến vợ mình cho người khác là điều không thể đối với vị tướng quân nổi tiếng anh hùng này.
Tây Thi Đẹp 'chim sa cá lặn' (ảnh minh họa)
Nhưng trước những khó khăn mà vua nước Việt thời bấy giờ, Câu Tiễn đang phải chịu, cùng với sự khó xử của Phạm Lãi, Tây Thi quyết nhận lời hiến thân cho nước địch. Và cuối cùng, nàng chấp nhận lời đề nghị của nhà vua.
Thời gian đầu Tây Thi đã dùng mọi cách quyến rũ Phù Sai, dùng mưu tính kế và câu kết với người nước Việt để giúp Câu Tiễn và Phạm Lãi phục thù. Phù Sai cũng vì sắc đẹp của Tây Thi mà mê đắm, bỏ bê chính sự. Nhưng lâu dần, chính tình yêu của Phù Sai dành cho nàng đã khiến nàng cảm động, bởi vì ngay cả khi nàng cố ý giết người, người vẫn tha thứ và yêu thương nàng vô cùng, không hề đề phòng nàng dù biết rằng, đó chỉ là mưu kế của vua Câu Tiễn.
Thời gian trôi qua, sau nhiều thăng trầm diễn ra trong cuộc sống, dù có yêu Tây Thi vô cùng nhưng Phạm Lãi không tránh khỏi những lỗi lầm. Nhiều lần nghe theo lời của vua Câu Tiễn, bày mưu tính kể để chia rẽ tình cảm của Phù Sai với các nước, cũng như làm xung đột nội bộ triều chính của Phù Sai thông qua việc lợi dụng Tây Thi. Nhiều lần Tây Thi bị liên lụy, bị giá họa vì mưu kế mà chính nàng cũng không biết nên nàng đâm hận Phạm Lãi, người mà nàng hết mực yêu thương.
Vả lại, trước sự chân thành, tình cảm và sự ưu ái của vua nước Ngô Phù Sai dành cho mình, Tây Thi đã cảm kích vô cùng. Ở lâu với Phù Sai, Tây Thi cũng nhận ra ông chính là một vị vua nhân hậu, không hề đối xử tệ bạc với người khác, ngay cả quân địch của mình. Chỉ cần là nàng thích, cái gì ông cũng chiều theo.
Cả hậu cung, có bao nhiêu mỹ nữ, phi tần nhưng Phù Sai chỉ chú ý mình nàng, đó đã là điều khiến nàng không thể nào không động lòng.
Tây Thi đã yêu Phù Sai và quên Phạm Lãi (ảnh minh họa trong phim)
Từ chuyện dùng ‘mỹ nhân kế’, lợi dụng sắc đẹp để khiến Phù Sai không màng triều chính, Tây Thi đã yêu người đàn ông này thật lòng. Nàng đã nguyện sống chết cùng Phù Sai và quyết quên đi mối tình với Phạm Lãi. Sau này, vị tướng có tài nhất trong triều Ngô là Ngũ Tử Tư từ ghét bỏ nàng, coi nàng là yêu nữ cũng đâm kính nể bởi tắc sắc vẹn toàn và sự chân thành của nàng dành cho nước Ngô. Hai người khuyên Phù Sai không nên đánh Tề theo kế của Câu Tiễn nhưng ông nhất định không chịu, còn muốn xưng bá thiên hạ. Thế nên, nhân cơ hội này, Câu Tiễn đã lật ngược tình thế, cướp lại nước Ngô. Phù Sai bị Câu Tiễn bắt giết.
Tây Thi đi về đâu, số phận ra sao cũng không thấy nhiều văn tự ghi lại. Có tài liệu cho rằng, nàng đã được Phạm Lãi dẫn đi quy ẩn và sống an nhàn bên người tình cũ. Có sách ghi lại rằng, nàng đã tự vẫn để giữ trọn chữ chung thủy với phu quân của mình là Phù Sai. Các bộ phim chuyển thể thường lấy kết cục Tây Thi tự vẫn để chứng minh tình yêu chung thủy của nàng cũng như sự hi sinh của người phụ nữ tài sắc vẹn toàn này. Cũng là bài học ngợi ca về tình yêu vợ chồng son sắt, đến chết không rời.
Có sách còn cho rằng, Tây Thi chỉ là nhân vật hư cấu, không có thật trong lịch sử. Nhưng dù thế nào, đây cũng là một hình tượng nhân vật rất đáng để sử sách ca ngợi. Nàng là một người đạo đức vẹn toàn, dù là ở Ngô hay ở nước Việt thời Xuân Thu chiến quốc thì nàng thật sự phải được ghi công.
Câu chuyện một phần cho chúng ta thấy rằng, dù là Tây Thi hay là ai đi chăng nữa, chỉ cần là phụ nữ, họ sẽ luôn luôn bị rung động và bị chinh phục trước sự chân thành trong tình yêu. Tình yêu là sự yêu thương, gần gũi, quan tâm, lo lắng, che chở và hi sinh cho nhau. Phù Sai đã làm được điều đó...