Thực tế là chúng ta được nghe rất nhiều câu chuyện của những người thành công từng không có thành tích tốt ở những năm đi học. Vậy nguyên nhân là vì sao? Liệu có phải họ thành công đều là nhờ may mắn?
Với suy nghĩ thông thường, chúng ta nghĩ rằng những điểm số tốt của ngày còn ngồi trên ghế ra trường sẽ giúp ta có công việc tốt ở tương lai sau này. Nếu bạn bị một vài điểm số kém, bạn sẽ lo sợ, không biết phải làm sao khi bố mẹ biết chuyện này.
Tuy nhiên, thực tế là chúng ta được nghe rất nhiều câu chuyện của những người thành công từng không có thành tích tốt ở những năm đi học. Tại sao lại có điều đó? Chắc chắn không phải đều là do may mắn rồi. Trang Bright Side đã tham khảo ý kiến của các nhà tâm lý học để trả lời cho câu hỏi: Vì sao người học kém lại có thể làm sếp và kiếm được nhiều tiền hơn cả người học giỏi.
Họ không quan tâm đến điểm số
Với nhiều học sinh giỏi, điểm số chính là biểu hiện của sự thành công. Đạt được điểm cao, được giáo viên cũng như các bạn đánh giá cao chính là một thành tựu. Tuy nhiên điểm số không phải là điều nói lên tất cả, đôi khi nó còn mang tính chủ quan, phụ thuộc vào giáo viên và tâm trạng của học sinh.
Với người có điểm số thấp, họ không nghĩ rằng bản thân phải chứng minh thành công của mình thông qua các điểm số. Một khi đã đạt được mục tiêu, họ sẽ theo đuổi và không lấy sự đánh giá của người khác làm thước đo thành công của mình.
Họ không cần cố tỏ ra thật chuẩn mực
Đối với các học sinh giỏi, việc giữ được hình ảnh đẹp trong mắt giáo viên là điều rất quan trọng. Họ luôn phải cố thể hiện thật chuẩn mực, tỏ ra rằng mình đang rất hào hứng dù có thể bản thân hoàn toàn không thích việc mình đang làm.
Với học sinh kém thì không như vậy. Họ không ép ban thân phải làm mọi việc thật chuẩn mực để tạo ấn tượng tốt với người khác. Họ tôn trọng giáo viên nhưng điều đó không có nghĩa là phải ép bản thân với những điều mình thực sự không hề hứng thú.
Họ không tự mình làm mọi việc
Nhiều học sinh giỏi luôn có quan niệm rằng: "Nếu bản tân muốn hoàn thành việc gì đó, tốt nhất là hãy tự làm một mình". Đó là bởi họ quen với việc tự làm mọi thứ, kiểm soát tất cả. Trong khi đó, các học sinh kém sẽ biết cách tận dụng người khác để có được thứ mình muốn.
Chúng ta vẫn sẽ mang những suy nghĩ đó khi trưởng thành. Người học giỏi vì tự ép bản thân mình phải làm mọi thứ mà khiến bản thân kiệt sức. Trong khi đó, người học kém lại biết cách phân chia công việc, tận dụng thế mạnh của những người khác.
Họ cho phép bản thân không hoàn hảo
Một số người có nguyên tắc sống như sau: "Hoặc làm việc đó một cách hoàn hảo, hoặc là đừng làm nó". Suy nghĩ đó sẽ khiến bạn tự đẩy cuộc sống của mình vào khó khăn vì chúng ta không thể thành công ở mọi lĩnh vực. Hãy làm tốt công việc phát huy sở trường của mình.
Trước đây, có một cậu bé có những năm trung học với điểm số không tốt chút nào. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là cậu ấy không có tài. Sống với đam mê của mình, giờ cậu ấy đã trở thành một trong những nghệ sĩ graffiti giỏi nhất và đang làm việc ở rất nhiều nơi trên thế giới. Nếu như trước đây anh ấy ép mình phải thật hoàn hảo rồi thở than khi những điểm số ở trường không được tốt, chắc hẳn anh ấy đã không có ngày hôm nay.
Họ không ép bản thân quá mức
Những người học kém sẽ không bắt mình làm những việc bản thân không hề hứng thú, đặc biệt là những điều họ cho là vô nghĩa. Thay vào đó, họ sẽ tập trung vào những thứ họ thực sự quan tâm.
Trong khi đó, một học sinh loại ưu sẽ làm mọi việc để có thể nhận được tấm bằng loại giỏi. Và kết quả là họ có thể lãng phí nhiều năm cuộc đời cho những mối quan hệ tồi hay một công việc chẳng hề phù hợp với mình.
Một người doanh nhân, chủ của công ty lớn từng chia sẻ: "Tôi đã từng học qua 7 ngôi trường khác nhau và tôi luôn là một học sinh kém ở đó. Tôi không muốn học những môn mà tôi không quan tâm. Tôi quyết định dừng lại môn Toán và dùng mọi thời gian rảnh để sử dụng internet khi các giáo viên của tôi còn chưa biết nó là gì. Tôi đọc, tìm hiểu và học mọi thứ về nó".
Họ có những thú vui khác ngoài sách vở
Với các học sinh kém, họ có rất nhiều hoạt động trong thời gian rảnh. Họ có thể đá bóng, chơi đàn, chơi thể thao hay nhảy, học các nhạc cụ. Với các học sinh giỏi, họ ít dành cho bản thân thời gian để thư giãn. Họ luôn căng thẳng về việc học và điều này vẫn theo họ khi họ đã trưởng thành. Họ luôn quẩn quanh trong những lo lắng mình không đạt được như kỳ vọng của mọi người dành cho mình.
Họ biết chấp nhận thất bại
Với những học sinh giỏi, một bài kiểm tra điểm thấp sẽ khiến họ suy sụp không ít. Họ cho rằng mình thật kém cỏi, mỗi sai lầm dù nhỏ đều là vấn đề rất lớn. Họ là những người dễ gặp khó khăn khi đối diện với thất bại sau này.
Trong khi đó, các học sinh kém cho rằng điểm số kém không phải là điều gì đó quá kinh khủng. Họ còn rất nhiều việc khác có thể chứng minh năng lực của mình và khi lớn lên, họ là những người có khả năng giải quyết căng thẳng tốt hơn và lấy lại tinh thần sau khi mắc sai lầm tốt hơn.
Họ sẵn sàng mạo hiểm
Người không đạt được nhiều thành công ở những năm ngồi trên ghế nhà trường sẽ phải thích nghi với các tình huống trong mọi lúc. Họ là những người cho phép bản thân mơ mộng và không sống theo kế hoạch của cha mẹ hay người khác.
Nếu họ muốn bỏ học, thay đổi công việc hay chuyển đến sống ở một nơi khác, họ sẽ làm ngay. Họ luôn lắng nghe chính mình và hành động dựa theo điều bản thân thực sự muốn.