'Học sinh trả lời sai lịch sử không làm tôi choáng váng'

Ngày 14/07/2015 00:09 AM (GMT+7)

Tình trạng 37/40 em học sinh trả lời sai về Quang Trung - Nguyễn Huệ là điều không làm TS khoa học Đoàn Hương choáng váng vì bà gặp nhiều trường hợp như vậy trong thực tế, ngay cả đối với học sinh giỏi.

Trong chương trình chuyển động 24h ngày 12/7 đưa tin về chuyện dạy và học môn lịch sử hiện nay gây xôn xao dư luận 2 ngày vừa qua. Theo đó, có một số ý kiến cho rằng trong kho tàng lịch sử với kiến thức hàng ngàn năm thì đôi khi một số nhầm lẫn là điều có thể thông cảm được.  Nhưng những kiến thức lịch sử cơ bản được dạy đi dạy lại trong nhiều cấp học mà các em học sinh cũng sai thì cần nhìn nhận như thế nào?

Cụ thể như Gò Đống Đa là một di tích lịch sử gắn liền với trận đại phá và chiến thắng quân Thanh của quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy vào thế kỷ 18. Kiến thức quan trọng này được nhắc đi nhắc lại trong các sách lịch sử từ cấp 1 đến cấp 3. Thế nhưng 37/40 em học sinh lại trả lời sai cơ bản như: "mới thấy ông Quang Trung chứ ông Nguyễn Huệ thì... chưa thấy", Quang Trung - Nguyễn Huệ là hai bố con, là bạn chiến đấu. 

Còn có trường hợp khẳng định "Quang Trung là nhà vua còn là nhà thơ nữa. Con đang học trường của ông ấy. Con học trường Nguyễn Du, mà Nguyễn Du chính là ông Quang Trung".

#039;Học sinh trả lời sai lịch sử không làm tôi choáng váng#039; - 1

" Mới thấy ông Quang Trung chứ ông Nguyễn Huệ thì... chưa thấy". 

#039;Học sinh trả lời sai lịch sử không làm tôi choáng váng#039; - 2

Cậu bé nghĩ, Quang Trung - Nguyễn Huệ là hai bố con.

Khó đổ lỗi cho nhà trường

Chia sẻ về thực tại cách dạy và học môn lịch sử, cô giáo Phan Thị Hà, giáo viên dạy Lịch sử, trường THPT chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa bày tỏ:

"Gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các Sở đã triển khai tập huấn nhiều phương pháp dạy học kết hợp yếu tố hiện đại và truyền thống nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử. Nói lỗi do cách học hay cách dạy thì rất khó bởi cái gì cũng có 2 chiều:

Thứ nhất, mỗi giáo viên có cách triển khai bài học riêng song giáo viên nào cũng sẽ nhấn mạnh mảng kiến thức trọng tâm theo quy định của Bộ. Ở bài này chắc chắn giáo viên đã nhấn mạnh Quanh Trung - Nguyễn Huệ là một người cũng như công lao của ông.

Thứ hai, học sinh ngày nay có nhiều đam mê khác nhau và phụ huynh có định hướng khác nhau. Có thể giờ học các em đã được học nhưng không đam mê, không ôn luyện nên một lúc nào đó các em sẽ quên hoặc những em được hỏi là những em không chăm chú nghe thầy cô giảng (hoặc không nhập tâm).

Chúng ta không thể định lượng chắc chắn là 100% học sinh sẽ hiểu bài và nhớ kiến thức ấy mãi mãi.

Tôi ví dụ như môn toán, tiếng anh các em học rất nhiều trên lớp, ở nhà, làm bài tập liên tục mới nhớ được các công thức. Trong khi đó các em có dành thời gian cho môn lịch sử không? Như vậy, vấn đề là ở gia đình, nhà trường và xã hội, không thể quy kết lỗi cho ai.

#039;Học sinh trả lời sai lịch sử không làm tôi choáng váng#039; - 3

Cô giáo Phan Thị Hà: "Để học sinh yêu tiết học có nhiều yếu tố và nó bao gồm cả sự quý mến thầy cô và kiến thức thầy cô".

Dạy học là một nghệ thuật, mỗi giáo viên có phương pháp giảng dạy riêng. Với tôi, tôi không đặt nặng kiến thức chi tiết, tôi nhấn mạnh và yêu cầu học sinh hiểu kiến thức cơ bản và liên hệ nó với quy luật hoặc vấn đề xã hội. Điều may mắn nữa là tôi dạy học sinh trường chuyên nên các em rất chăm ngoan. Tuy nhiên, tôi cũng yêu cầu học sinh nghị luận, thuyết trình, tranh biện nhiều để học sinh nhớ lâu kiến thức và phát triển tư duy. Tôi muốn đem đến cho học sinh một tiết học nhẹ nhàng.

Nói thêm về chuyện yêu tiết học. Để học sinh yêu tiết học có nhiều yếu tố và nó bao gồm cả sự quý mến thầy cô và kiến thức thầy cô nên giáo viên cần hướng đến sự tổng hòa trong cách triển khai kiến thức và cách dạy cho học sinh".

Nhiều người lớn còn... mù mờ

Du học sinh Nguyễn Hà Duy, sinh viên đại học Tổng hợp Quốc gia Astrakhan, Nga cho biết: "Ở Nga, học sinh học môn lịch sử vẫn là đọc viết, vì môn này thì không có gì để phải giảng cho học sinh hiểu hết. Nhưng giáo viên không yêu cầu học sinh học quá chi tiết, chỉ cần nhớ các sự kiện quan trọng, diễn biến chính thôi. Đến những ngày kỉ niệm lớn, ngày tưởng nhớ các vị anh hùng, năm nào cũng có các cuộc thi tìm hiểu, thi thuyết trình xung quanh sự kiện đó nên học sinh nhớ rất nhanh.

Học lịch sử ở đâu cũng thế, ở Tây thì họ có thêm việc cho học sinh đôi ba buổi đi thực tế. Đừng tưởng ở Tây học cái gì cũng áp dụng luôn thực tế. Họ nhiều khi còn máy móc hơn cả mình.

Quan trọng là ở ý thức học của mỗi người, không thể đổ lỗi cho cách dạy lịch sử được".

Khi được hỏi về vụ clip gây xôn xao, Hà Duy bày tỏ: "Em xem xong nghĩ là: không biết các em học hành kiểu gì? Một là lượng kiến thức cần học quá nhiều, trong khi chỉ cần nhớ những mốc quan trọng. Hai là thầy cô đòi hỏi quá nhiều ở các em. Ba là bây giờ trẻ em có nhiều cái đáng quan tâm hơn là việc học.

Dẫu vậy, cũng không trách các em hết được vì với câu hỏi đó, đi hỏi người lớn nhiều người còn không biết.

Nỗi nhục quốc gia

Chia sẻ về chuyện dạy và học môn lịch sử trong chương trình Chuyển động 24h (ngày 13/7), tiến sĩ khoa học Đoàn Hương bày tỏ: "Đây đúng là chuyện buồn cười nhưng lại cười ra nước mắt vì thế hệ trẻ mà lại không thuộc lịch sử dân tộc. Tôi nghĩ đây là một nỗi nhục của quốc gia. Người Nhật có nói "Nếu con người ta không có quá khứ sẽ không có tương lai. Một dân tộc mà không có quá khứ thì không có tương lai huống hồ gì dân tộc mình có 4.000 năm lịch sử lẫy lừng thế giới mà thế hệ trẻ lại không biết. Đây là điều xót xa và đáng tiếc.

Không phải đến hôm nay chúng ta mới báo động điều này mà chúng tôi đã báo động cách đây hơn cả chục năm.

Xem clip tại đây:

Video thuộc bản quyền VTV.

Tình trạng 37/40 em học sinh trả lời sai về Quang Trung - Nguyễn Huệ là điều không làm tôi choáng váng. Nhiều lần được mời làm giám khảo cuộc thi trong đó có cuộc thi học sinh giỏi ở Hà Nội nói về tình yêu quê hương đất nước. Trong đó có một em ở huyện Phong Châu - quê hương của Hai Bà Trưng nổi tiếng, hai vị nữ anh hùng đã khai phá đất nước, 2 nữ Hoàng đế đầu tiên của dân tộc mình... Vậy mà trong phần trình bày của mình tuyệt nhiên không có hình tượng Hai Bà Trưng. Khi tôi hỏi thì em nói không biết. Cho nên sự đau xót này là đau xót chung của thế hệ trẻ ngày nay. Có thể nói đa phần các em không hiểu biết gì về lịch sử".

ĐỂ TRA CỨU ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT QG NĂM 2015

SOẠN TIN: DIEM SỐBÁODANH gửi 8702

VD: Thí sinh thi ở cụm thi ĐH Bách Khoa Hà Nội, SBD là BKA000345, soạn tin:

DIEM BKA000345 gửi 8702

Xem chi tiết Bấm đây

Do sách giáo khoa nhầm lẫn, khô cứng?

Theo VTV, sách lịch sử cấp 1, cấp  2, 3 đều toàn chữ, năm, sự kiện. Nếu có hình vẽ thì cũng chỉ có lược đồ kém hấp dẫn. Lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thủy cách đây hàng chục nghìn năm đến thế kỷ 19 dồn hết trong 67 trang sách.

Một phép so sánh nhỏ về dạy lịch sử Việt Nam với Mỹ. Vẫn bài ca như cũ, phấn trắng bảng xanh, trực quan đồ họa sinh động còn Việt Nam: nghe đọc và chép. Một bên là hóa thân vào các nhân vật lịch sử, một bên là kỳ thi lịch sử, 66 thí sinh 1 cán bộ và 66 cán bộ 1 thí sinh.

Thế mới có chuyện học sinh trong giờ sử thì gục xuống bàn ngủ hoặc lôi môn khác ra chép.

#039;Học sinh trả lời sai lịch sử không làm tôi choáng váng#039; - 4

Một khi sách của những nhà xuất bản có uy tín còn minh họa sách lịch sử bằng hoạt họa Nhật Bản hay dạy các em rằng một loài động vật cưỡng bức một người phụ nữ rồi sinh ra vua Đinh Bộ Lĩnh thì việc các em nhầm lẫn Quang Trung và Nguyễn Huệ là 2 người cũng không có gì lạ.

Tào Nga
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thời sự