Ngành học mới ở Việt Nam chỉ 3 nơi đào tạo, ra trường 100% có việc làm, mức lương cao top đầu

Tấn Phước - Ngày 10/02/2025 06:06 AM (GMT+7)

Với mức thu nhập hấp dẫn sau khi ra trường cùng cơ hội việc làm rộng mở, ngành học liên quan đến giáo dục và công nghệ đang thu hút sự chú ý từ phụ huynh, học sinh trước thời điểm đăng ký nguyện vọng đại học trong kỳ thi sắp tới.

Ngành học mới mẻ, hiếm trường đào tạo

Ngày nay, khi đứng trước tác động của công nghệ 4.0, tất cả các lĩnh vực đều bắt đầu áp dụng kỹ thuật tiên tiến để nâng cao hiệu quả trong công việc. Và giáo dục cũng không đứng ngoài cuộc, khi các thầy cô bắt đầu áp dụng công nghệ trong việc dạy học, nghiên cứu đã mang đến sự đổi mới, thú vị và tiện lợi hơn trong quá trình truyền đạt kiến thức cho các học trò. 

Từ đó, ngành Công nghệ giáo dục ra đời với mục tiêu chính đào tạo nhân lực, nguồn lao động có khả năng vận dụng công nghệ thông tin và truyền thông để thực hiện các hoạt động như: thiết kế giảng dạy, phát triển nội dung, phát triển phần mềm, đồ hoạ phục vụ dạy và học. Không chỉ thế, cử nhân ngành Công nghệ giáo dục còn đủ khả năng sản xuất nội dung truyền thông số và kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ giáo dục số... nhằm đạt được hiệu quả tối ưu trong quá trình giáo dục.

Là ngành học mới nổi và đầy tiềm năng, kết hợp giữa kiến thức về giáo dục và công nghệ để tạo ra những giải pháp sáng tạo nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả quá trình dạy và học.

Là ngành học mới nổi và đầy tiềm năng, kết hợp giữa kiến thức về giáo dục và công nghệ để tạo ra những giải pháp sáng tạo nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả quá trình dạy và học. 

Ngày nay, nhờ có công cụ giáo dục hiện đại đã điều chỉnh phương pháp và nội dung học tập phù hợp với từng cá nhân, giúp người học phát huy tối đa tiềm năng của mình. Ngoài ra những nghiên cứu về thư viện trực tuyến, phần mềm dạy và học online, phần mềm chấm, sửa bài thông qua mạng Internet đã giúp học sinh và giáo viên thuận tiện hơn. Ngoài ra, có nhiều học sinh còn chọn cách học từ xa, tiết kiệm chi phí, thời gian di chuyển nhưng vẫn được trau dồi kiến thức, học hỏi thêm nhiều kiến thức, kỹ năng cho riêng mình. 

Hiện nay, chỉ có 3 trường trên cả nước đã bắt đầu triển khai chương trình đào tạo ngành Công nghệ Giáo dục, bao gồm: trường ĐH Bách khoa Hà Nội (ĐHQG Hà Nội), trường ĐH Nguyễn Tất Thành (TP.HCM), trường ĐH Quốc tế Sài Gòn. Mới đây nhất trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP.HCM), trường ĐH Đồng Tháp bắt đầu mở tuyển sinh trong năm 2025, hứa hẹn tạo điều kiện rộng mở cho sinh viên yêu thích lĩnh vực công nghệ và giáo dục. 

Năm 2024, ngành Công nghệ giáo dục có điểm chuẩn dao động từ 15-25.3 điểm, tùy theo trường và tổ hợp xét tuyển. Học sinh yêu thích lĩnh vực này có thể lựa chọn các tổ hợp như A00 (Toán - Lý - Hóa), A01 (Toán - Lý - Anh), D01 (Toán - Văn - Anh)... để chinh phục ước mơ.

Để theo đuổi lĩnh vực này, sinh viên cần yêu thích giáo dục và công nghệ. Ngoài ra, cần chủ động tìm hiểu về kỹ năng sử dụng các phần mềm chuyên môn trên máy tính để đáp ứng nhu cầu cao của công việc, tận dụng trí tuệ nhân tạo trong thời đại 4.0.

Để theo đuổi lĩnh vực này, sinh viên cần yêu thích giáo dục và công nghệ. Ngoài ra, cần chủ động tìm hiểu về kỹ năng sử dụng các phần mềm chuyên môn trên máy tính để đáp ứng nhu cầu cao của công việc, tận dụng trí tuệ nhân tạo trong thời đại 4.0.

Ra trường không sợ thất nghiệp, thu nhập cực ổn định

Hiện nay, chương trình đào tạo ngành Công nghệ Giáo dục ở các trường ĐH sẽ cung cấp các kiến thức, kĩ năng liên quan đến các lĩnh vực như Tâm lý học, Giáo dục học, phương pháp giảng dạy, đánh giá học tập… Ngoài ra, sinh viên sẽ được nghiên cứu, tìm hiểu chuyên sâu về công nghệ thông tin, quản trị công nghệ giáo dục, công nghệ giáo dục, kỹ năng mềm, giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề… Bên cạnh đó, sinh viên còn được rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp như tin học văn phòng, kỹ thuật nhiếp ảnh, thiết kế thương hiệu trong giáo ­dục. 

Sau khi hoàn thành chương trình học, cử nhân ngành Công nghệ giáo dục sẽ có thể đảm nhiệm những vị trí sau: Chuyên viên phân tích nghiệp vụ (Business Analyst) của các tổ chức, các sản phẩm, dịch vụ giáo dục; Nhà phát triển phần mềm giáo dục như hệ thống quản lý LMS, thư viện điện tử; Thực hiện hỗ trợ các giáo viên, giảng viên trong việc ứng dụng phương pháp dạy học theo STEAM hoặc STEM; Chuyên gia thiết kế trải nghiệm người dùng (UX) và giao diện người dùng (UI) cho giáo dục; Lên kế hoạch, triển khai và quản lý các dự án phát triển và ứng dụng công nghệ trong giáo dục…

Nhìn chung, Công nghệ giáo dục là một trong những ngành có mức lương khá cao và nhiều cơ hội thăng tiến trong tương lai.

Nhìn chung, Công nghệ giáo dục là một trong những ngành có mức lương khá cao và nhiều cơ hội thăng tiến trong tương lai.

Ngành Công nghệ giáo dục xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2019, trường ĐH Bách Khoa là cơ sở đầu tiên mở tuyển sinh ngành học này. Đến năm 2023, sinh viên khóa đầu tiên chính thức tốt nghiệp. Theo thống kê từ nhà trường, sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên có việc làm đạt tỷ lệ 100%. Đây là tín hiệu tốt đối với ngành học mới mẻ này.

Đặc biệt, với nền giáo dục đang phát triển như hiện tại, ngày càng nhiều trung tâm, cơ sở giáo dục được thành lập thì nhu cầu tuyển dụng nhân sự vững kiến thức chuyên môn áp dụng công nghệ, tạo lập hệ thống giảng dạy thông minh… càng cao. Do đó, sinh viên ra trường sẽ dễ dàng kiếm được việc làm phù hợp, với mức thu nhập hấp dẫn. 

Ngành Công nghệ giáo dục đóng vai trò then chốt trong thời đại 4.0 - thời điểm học trực tuyến là một trong những phương pháp mang hiệu quả cao, tiết kiệm kinh phí.

Ngành Công nghệ giáo dục đóng vai trò then chốt trong thời đại 4.0 - thời điểm học trực tuyến là một trong những phương pháp mang hiệu quả cao, tiết kiệm kinh phí.

Mức lương của ngành Công nghệ Giáo dục khá đa dạng, tùy thuộc vào vị trí, kinh nghiệm và kỹ năng của từng người. Trung bình sinh viên vừa ra trường, hoạt động trong các cơ sở giáo dục sẽ có mức lương từ 7-10 triệu đồng. Đối với lĩnh vực phân tích Nghiệp vụ (Business Analyst) trong giáo dục sẽ có mức thu nhập từ 10-12 triệu đồng. Chuyên gia thiết kế trải nghiệm người dùng (UX) và giao diện người dùng (UI) cho giáo dục có mức thu nhập từ 8-15 triệu đồng, tùy theo quy mô của cơ sở giáo dục. Nhìn chung, nếu sinh viên ra trường có đủ kiến thức, có lợi thế về các kỹ năng mềm khác như thiết kế đồ họa, nhiếp ảnh, quản lý hồ sơ, thống kê dữ liệu, ngoại ngữ… sẽ mang đến cơ hội việc làm có thu nhập ổn định với mức lương không giới hạn từ vài chục triệu đến trăm triệu đồng.

Tuy là ngành học mới ở Việt Nam nhưng Công nghệ Giáo dục được đánh giá trong tương lai sẽ trở thành lĩnh vực đầy tiềm năng, mang đến cơ hội việc làm rộng mở và thu nhập hấp dẫn cho những người đam mê công nghệ và giáo dục.

Ngành học HOT ra trường là có việc liền, lương khởi điểm 10 triệu đồng/tháng, dành cho người yêu thích chốn công sở
Không chỉ giải quyết hồ sơ, dữ liệu mà sinh viên theo đuổi ngành học này phải sở hữu kỹ năng quản trị và khả năng tính toán, sắp xếp logic. Ngành học...

Ngành học hot

Theo Tấn Phước - Ảnh tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]10/02/2025 04:56 AM(GMT+7)

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Ngành học hot