Mới đây, các bác sĩ da liễu tại Đài Loan đã đưa ra cách bôi kem chống nắng mới theo phương pháp 2-2-2 vừa đơn giản lại giúp chị em có thể chống nắng hiệu quả và bảo vệ làn da khỏi ánh sáng khả kiến - ánh sáng được xem là nguy hiểm hơn cả tia cực tím.
Kem chống nắng đã trở thành một vật “bất ly thân” của phái đẹp mỗi khi ra đường vì có thể bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB. Tuy nhiên không phải ai cũng biết sử dụng kem chống nắng đúng cách để có thể mang lại hiệu quả và an toàn nhất cho làn da.
Tại sao phải bôi kem chống nắng mỗi ngày?
Theo các bác sĩ da liễu chia sẻ, việc không sử dụng kem chống nắng không chỉ gây rám nắng, cháy nắng, lão hóa do ánh nắng mà thậm chí có thể gây ra các bệnh về da như bệnh viêm da mãn tính hay ung thư da khi tia UV từ mặt trời có thể gây tổn hại đến DNA của các tế bào da, dẫn đến ung thư da, bao gồm ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào vảy và đặc biệt là ung thư hắc tố (melanoma), loại ung thư da nguy hiểm nhất. Vậy nên việc bôi kem chống nắng khi ra đường mỗi ngày là một bước vô cùng cần thiết không chỉ dành riêng cho mỗi phái đẹp.
Không bôi kem chống nắng khi không ra ngoài có được không?
Tuy nhiên không ít người cho rằng chỉ khi ra ngoài đường làn da mới tiếp xúc với tia cực tím nên không có thói quen bôi kem chống nắng khi ở trong nhà. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới đây từ các chuyên gia da liễu đã công bố rằng những “ánh sáng khả kiến” còn có hại cho làn cho làn da của bạn hơn.
Vậy ánh sáng khả kiến là gì?
Ánh sáng khả kiến (Visible Light - VIS) hay là bức xạ khả kiến là một phần quang phổ bức xạ điện tử là những loại ánh sáng chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường như: ánh sáng cửa sổ, ánh sáng xanh 3C và ánh sáng trong nhà. Khi những loại ánh sáng này tích tụ lại chúng sẽ gây tổn hại cho làn da của bạn khủng khiếp hơn cả tia cực tím.
Tác hại của ánh sáng khả kiến với làn da nếu không được chống nắng đầy đủ là gì?
Bác sĩ Lin Zheng Xian cũng cho rằng mọi người thường chỉ biết đến việc chống tia cực tím UVA, UVB, nhưng lại dễ bỏ qua "ánh sáng khả kiến" bao gồm cả ánh sáng xanh có bước sóng gần với UVA, gây hại lớn hơn cho da. Ông còn nói thêm rằng trong nhiều thí nghiệm, nhóm nghiên cứu của ông đã phát hiện rằng ánh sáng khả kiến tạo ra tỷ lệ gốc tự do lên tới 50%, cao hơn cả tia cực tím UVA và UVB.
Vì nguyên do này bác sĩ Lin đã đưa ra lời khuyên nên bôi kem chống nắng mỗi ngày, dù bạn ở trong nhà hay đi ra ngoài đường. Ông còn nói thêm rằng: "Điều đáng sợ nhất của việc không bôi kem chống nắng đầy đủ là tác hại tích lũy trên da! Không phải là sau khi cháy nắng hồi phục là xong, tổn thương do lão hóa do ánh sáng sẽ tiếp tục kéo dài."
Biết được tầm quan trọng của việc chống nắng, các bác sĩ da liễu của Đài Loan cũng đã chia sẻ cách bôi kem chống nắng theo nguyên tắc 2-2-2. Ghi nhớ nguyên tắc bôi kem chống nắng này, bạn sẽ có thể tận hưởng ánh nắng mà không bị sạm da hay lão hóa.
Vậy bôi kem chống nắng theo phương pháp 2-2-2 là gì?
- Lượng kem chống nắng bằng 2 đốt ngón tay: Bạn cần lấy một lượng kem chống nắng tương đương với hai đốt ngón tay để đảm bảo có đủ khả năng chống nắng. Nếu dùng kem chống nắng dạng lỏng, lượng cần lấy sẽ tương đương kích thước của một đồng xu 10 có đường kính khoảng 2 cm
- Bôi 2 lớp kem chống nắng: Nếu không muốn bôi một lượng lớn kem chống nắng cùng một lúc vì sợ quá dày, bác sĩ Thái Dật San khuyên rằng bạn có thể chia làm hai lần. Đầu tiên, bôi lớp thứ nhất và đợi cho thấm vào da rồi bôi lớp thứ hai. Việc bôi hai lớp như vậy sẽ giúp tăng cường khả năng bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV.
- Cứ 2 giờ bôi lại một lần: Kem chống nắng sẽ bị giảm dần đi tác dụng khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong nhiều giờ vậy nên cách hai tiếng chúng ta cần phải bôi lại kem một lần để đảm bảo làn da được bảo vệ tuyệt đối.
Những lưu ý khi chọn kem chống nắng:
1. Lưu ý về chỉ sổ SPF và PA: SPF (Sun Protection Factor) là thước đo số giờ trung bình làn da được bảo vệ. Chỉ số PA bảo vệ da khỏi tia UVA, gây lão hóa và ung thư da. PA+ đến PA++++ cho biết mức độ bảo vệ từ thấp đến rất cao. Tuy nhiên, độ SPF càng lớn, lượng kem chống nắng trên da càng lâu sẽ dễ gây bít lỗ chân lông, làm tổn thương da. Các chuyên gia da liễu khuyên, nên dùng các loại kem chống nắng với chỉ số SPF từ 30-60.
2. Chọn kem chống nắng phù hợp với làn da:
- Da dầu/mụn: Chọn kem chống nắng không chứa dầu (oil-free), không gây mụn (non-comedogenic).
- Da khô: Chọn kem chống nắng có thành phần dưỡng ẩm.
- Da nhạy cảm: Chọn kem chống nắng vật lý với thành phần như oxit kẽm (zinc oxide) và titanium dioxide, tránh các thành phần gây kích ứng như hương liệu và cồn.
3. Lựa chọn loại kem chống nắng:
Trên thị trường hiện nay có hai loại kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học. Bạn cũng cần xem xét cẩn thận thành phần và cân nhắc kỹ trước khi áp lên làn da
- Kem chống nắng vật lý (sunblock): Tạo lớp màng bảo vệ trên bề mặt da, phản xạ tia UV. Thích hợp cho da nhạy cảm.
-Kem chống nắng hóa học (sunscreen): Hấp thụ và phân hủy tia UV, thường nhẹ hơn và dễ thấm hơn, nhưng có thể gây kích ứng với da nhạy cảm.