Tạo thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ khi còn nhỏ rất quan trọng để giúp trẻ lớn lên khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, quá trình này không hề dễ dàng và cha mẹ chính là người nên tập cho trẻ những thói quen tốt này.
Theo tiến sĩ Lisa Fries, chuyên gia về hành vi ăn uống cho trẻ tại Viện Khoa học Sức khỏe Nestlé, Thụy Sỹ, cách bố mẹ cho con ăn đóng vai trò rất quan trọng đối với thói quen ăn uống của trẻ sau này.
Trên thực tế, bố mẹ có thể áp dụng rất nhiều cách khác nhau để giúp trẻ ăn thực phẩm có lợi hơn, kể cả những trẻ kén ăn. Bố mẹ nên khéo léo gợi ý hoặc kết hợp những thực phẩm lành mạnh trong thực đơn hàng ngày của trẻ. Nếu bố mẹ khuyến khích trẻ từng ngày thì việc tạo thói quen ăn uống lành mạnh sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Tiến sĩ Lisa Fries sẽ hướng dẫn bố mẹ những cách tạo cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh theo các phương pháp dưới đây:
Mỗi gia đình thường sẽ áp dụng cho con những quy tắc ăn uống riêng như tạo không gian bữa ăn thoải mái, cho trẻ được tự ý ăn món mình thích hoặc hướng dẫn trẻ cách lựa chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng… Đó là những quy tắc đúng đắn và cần được duy trì.
Tuy nhiên, nếu bố mẹ thường xuyên thúc ép trẻ ăn, nuông chiều trẻ quá mức hoặc quá nghiêm ngặt trong việc ăn uống của trẻ thì cần phải thay đổi.
Tình trạng bố mẹ ép trẻ ăn để con được ăn no, ăn nhiều khá phổ biến. Trên thực tế, trẻ có khả năng nhận biết khi nào no hoặc đói, vì vậy cha mẹ chỉ nên là người ân cần hướng dẫn và để cho con tự quyết định về lượng thức ăn mà con có thể tiêu thụ.
Theo tiến sĩ Lisa Fries: “Việc tạo áp lực để con ăn nhiều hơn có thể dẫn đến nhiều hậu quả cho thói quen ăn uống sau này của con. Nếu con thấy no, điều này giúp con tự nhận biết được các dấu hiệu từ bao tử, tránh việc ăn quá nhiều khiến đầy bụng. Trường hợp khác, khi lớn lên trẻ sẽ né tránh, ám ảnh với các món ăn mà bố mẹ ép buộc lúc nhỏ. Thỉnh thoảng trẻ con sẽ ăn nhiều hơn mức hằng ngày và việc này hoàn toàn bình thường. Trẻ sẽ tự giảm lượng thức ăn ở bữa sau để hợp với nhu cầu trẻ.”
Dạ dày của trẻ từ 2-6 tuổi chỉ bằng 1/3 dạ dày của người lớn. Do đó, thời gian tiêu hóa sẽ chậm hơn, đặc biệt là đối với các chất béo, đường, muối… Vì vậy, bố mẹ nên bố sung đa dạng các thực phẩm, chọn lựa những thực phầm giàu dinh dưỡng cho con và nên bổ sung đủ lượng nước, sữa như sản phẩm NAN OPTIPRO 4 có chứa đạm OPTIPRO và lợi khuẩn Bifidus BL giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch.
Một nguyên tắc để tạo thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ nữa là cha mẹ nên cho trẻ ăn đúng với nhu cầu và độ tuổi. Tuy nhiên, sau khi kết thúc bữa ăn, nếu trẻ vẫn còn thấy đói, muốn ăn thêm thì vẫn có thể cho trẻ ăn. Cha mẹ nên tôn trọng con ngay cả khi con no hoặc đói.
Theo Tiến sĩ Lisa Fries: “Có bằng chứng cho rằng việc cung cấp cho trẻ lượng thức ăn lớn hoặc thức ăn giàu năng lượng như: pho-mát, mì, nui… sẽ làm tăng trưởng lượng thức ăn mà trẻ có thể tiêu thụ.”
Nhiều bà mẹ thừa nhận phải mất đến 15 lần thì trẻ mới có thể làm quen với một món ăn mới. Chính vì vậy khi giới thiệu thực phẩm mới cho trẻ, bố mẹ hãy cố gắng kiên nhẫn và khuyến khích, động viên để thuyết phục con ăn.
Thêm nữa, đối với món ăn mới, cha mẹ nên cho trẻ ăn lúc đói. Khi đó trẻ sẽ hào hứng ăn hơn.
“Nghiên cứu gần nhất cho thấy trẻ sẽ từ chối nếm thử thực phẩm mới nếu không có sự động viên từ bố mẹ. Thay vì nói dối về món ăn, bố mẹ cứ nhẹ nhàng khuyến khích con như “cải xanh rất tốt cho em bé, con ăn thử với mẹ nhé!”, tiến sĩ Lisa Fries khuyên các bậc cha mẹ.
Đây là sai lầm thường gặp của rất nhiều bố mẹ. Những câu nói như: “Nếu con ăn hết chỗ này mẹ sẽ thưởng cho một gói bim bim” hay “Ăn hết suất mẹ sẽ cho đi chơi”… sẽ vô tình tạo cho trẻ thói quen xấu khi ăn uống.
Tiến sĩ Lisa Fries khuyên cha mẹ: “Mọi thực phẩm đều có những giá trị riêng. Dùng thức ăn làm phần thưởng sẽ khiến con lầm tưởng dinh dưỡng và giá trị của các món ăn.”
Trẻ con cũng như người lớn đều hào hứng với những món ăn mình thích. Vì vậy, khi chế biến đồ ăn, mẹ nên nấu nướng đa dạng các món để biết sở thích ăn uống của bé là gì. Mẹ cũng nên bày trí món ăn tươm tất, việc để những món ăn ngon trong tầm mắt của trẻ sẽ kích thích trẻ ăn uống ngon miệng.
Ngoài ra, mẹ cũng cần hiểu được nhu cầu thức ăn ở trẻ theo từng độ tuổi, từ đó sẽ không ép trẻ ăn quá nhiều hoặc để trẻ bị đói.