Bí mật về cái chớp mắt của trẻ sơ sinh báo hiệu bé đang mắc bệnh mà mẹ không biết

Ngày 08/02/2019 15:51 PM (GMT+7)

Tần suất chớp mắt của bé sơ sinh có thể cho bố mẹ biết rất nhiều thông tin về sức khỏe của bé.

Khả năng thị giác của bé sơ sinh sẽ phát triển đầy đủ khi được 9 tháng tuổi và hoàn thiện khi bé tròn 1 tuổi. Bé sẽ thích nhìn, ngắm các đồ vật có màu sắc với độ tương phản cao và hình dạng rõ ràng.

Đôi mắt của bé đã có khả năng nhìn khi vừa chào đời, nhưng lúc này bộ não vẫn chưa thể xử lý và hiểu những thông tin phức tạp. Do đó khả năng xử lý màu sắc của bé vẫn hạn chế. Bé sẽ phát triển dần khả năng nhận thức màu sắc và các tháng tiếp theo.

Bí mật về cái chớp mắt của trẻ sơ sinh báo hiệu bé đang mắc bệnh mà mẹ không biết - 1

Bé sơ sinh ít chớp mắt hơn so với người lần. (Ảnh minh họa)

Một nghiên cứu vừa công bố gần đây cho thấy bé sơ sinh chớp mắt ít hơn 7 lần so với người lớn vì chúng ta cần phải chớp mắt nhiều để bảo vệ mắt. Thực tế là khi mới chào đời bé không chớp mắt mà sẽ chỉ nhắm mắt khi đi ngủ.

Tạp chí Hiệp hội Thần kinh học Hoa Kỳ, Biên niên sử Thần kinh học đã nghiên cứu về lí do trẻ sơ sinh ít chớp mắt dựa trên việc nghiên cứu số lần chớp mắt tự phát của 269 trẻ em và 179 người lớn. Nghiên cứu cho thấy trong khi bé sơ sinh chớp mắt ít hơn hai lần mỗi phút, thì người lớn chớp mắt tới 15 lần trong cùng khoảng thời gian. 

Sự xuất hiện của bé mang đến rất nhiều yếu tố mới trong gia đình, đặc biệt là với những người làm mẹ. Nhiều mẹ có thể ngạc nhiên vì thấy bé chớp mắt ít và thắc mắc không biết có phải bé bị bệnh hay không.

Thật ra bé sơ sinh có thể giữ mắt cố định mà không cần mí mắt thực hiện các động tác gần như cử động. Lí do bé ít chớp mắt là vì bé ngủ nhiều hơn người lớn. Nhắm mắt lâu sẽ giúp giác mạc không cần được làm ấm thường xuyên bằng việc chớp mắt. Khi bé lớn lên và ngủ ít đi thì bé sẽ chớp mắt nhiều hơn. Một nhóm nhà nghiên cứu nói thêm là vì bé sơ sinh chưa có tầm nhìn tốt nên bé ít phản xạ với hình ảnh xung quanh, ít nhìn được hết mọi thứ trong tầm mắt như người lớn.

Giáo sư tâm lý học Legh Bacher tại Đại học New York ở Oswego, chia sẻ: “Tần suất chớp mắt trung bình của bé sơ sinh là hai hoặc ba lần một phút”. Một loại hóoc-môn dopamine trong não, một trong những chất dẫn truyền thần kinh cho phép các tết bào não giao tiếp đảm nhiệm chức năng điều chỉnh việc chớp mắt.

Vì vậy khi nghiên cứu về chớp mắt ở bé sơ sinh sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về cách thức vận chuyển thần kinh quan trọng này hoạt động như thế nào ở trẻ nhỏ. Các nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa chớp mắt và dopamine, vì các điều kiện sinh hoạt, sử dụng thuốc sẽ ảnh hưởng đến dopamine, dẫn đến việc thay đổi tần suất chớp mắt. Những người bị tâm thần phân liệt chớp mắt thường xuyên hơn vì họ có quá nhiều dopamine. Ngược lại những bệnh nhân Parkinson lại chớp mắt ít vì bị giảm các tế bào thần kinh sản xuất dopamine.

Nghiên cứu việc chớp mắt tự phát rất có ích lợi vì nó là một nguồn thông tin bổ sung về sự phát triển thần kinh” – Bacher nói. Đôi mắt là bộ phận rất quan trọng đối với cơ thể. Vì thế bố mẹ cần phải chăm sóc đôi mắt bé thật cẩn thận.

Bé sơ sinh cho đến 3-5 tuổi thường gặp nhiều vấn đề về tật khúc xạ, lé. Thông thường các mẹ hay để bé lớn mới cho đi khám vì sợ bé không hợp tác. Tuy nhiên, bố mẹ nên đưa bé đi khám ngay từ nhỏ nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường như lé, nháy mắt, dụi mắt nhiều, nheo mắt, đến gần để nhìn hoặc nghiêng đầu nhìn…

Bí mật về cái chớp mắt của trẻ sơ sinh báo hiệu bé đang mắc bệnh mà mẹ không biết - 2

Bố mẹ cần đưa bé đi khám mắt thường xuyên. (Ảnh minh họa)

Trẻ nhỏ từ lúc mới sinh cho đến 3-5 tuổi thường gặp những vấn đề về tật khúc xạ, bị lé. Thông thường, các bà mẹ hay mắc phải một sai lầm, là đợi trẻ lớn mới cho đi khám vì sợ bé không hợp tác được.

Ở lứa tuổi này, các bậc phụ huynh nên cho trẻ đi khám mắt ngay khi thấy trẻ có những biểu hiện bất thường như là bị lé, nháy mắt hay dụi mắt thường xuyên, nheo mắt, đến gần để nhìn hoặc là nghiêng đầu nhìn, chảy nước mắt, ánh đồng tử trắng… Đặc biệt với bé sinh non các bậc phụ huynh càng nên theo dõi sức khỏe đôi mắt của bé thường xuyên.

Theo tài liệu hướng dẫn chăm sóc mắt định kỳ của Hội Nhãn khoa Hoa Kỳ, cũng như theo kinh nghiệm của các bác sĩ nhãn khoa, từ lúc mới sinh tới khoảng 3-5 tuổi, bé cần được khám mắt định kỳ ít nhất 3 lần. Khi bé được 6 tháng tuổi, bố mẹ sẽ đưa bé đi khám tiếp để phát hiện tình trạng lé, sự bất thường về cấu trúc của mắt. Các đợt kiểm tra tiếp theo sẽ diễn ra khi bé được 2 hoặc 3 tuổi.

Để đảm bảo đôi mắt bé khỏe mạnh mẹ cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và vitamin cần thiết cho bé. Ngoài ra khi ra nắng, mẹ cần đeo kính râm, đội mũ rộng vành, mặc trang phục chống nắng nếu bé trên 6 tháng tuổi. Các loại hóa chất độc hại, nước tẩy rửa… cần được để xa ngoài tầm nhìn của bé vì có thể gây bỏng mắt khi bé tiếp xúc.

4 dấu hiệu rõ rệt chỉ đích danh trẻ bị thiếu canxi, bổ sung ngay kẻo muộn
Canxi là yếu tố vô cùng cần thiết cho sự phát triển hoàn thiện ở trẻ.
Lê Ánh (Dịch từ Livescience)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách