Trẻ sơ sinh bị ho có đờm rất có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh nghiêm trọng như viêm phổi hay viêm phế quản...
1. Trẻ sơ sinh ho có đờm do đâu?
Ho có đờm là hiện tượng bé ho có kèm theo đờm ở trong cổ họng. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh ho có đờm, bao gồm dị ứng, hen suyễn, nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phế quản, cảm cúm, viêm phổi và cảm lạnh thông thường.
Ho có đờm có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh. Ảnh minh họa.
Ho có đờm khiến bé quấy khóc, khó thở, nghẹt mũi và không muốn bú mẹ nên mẹ cần chữa trị kịp thời.
2. "Bắt bệnh" cho bé qua các dấu hiệu ho có đờm
Khi bé bị ho có đờm tùy vào nguyên nhân, mẹ có cách xử lý phù hợp.
Cảm lạnh thông thường
- Triệu chứng: Sổ mũi, viêm họng, ho có đờm, sốt nhẹ vào ban đêm.
- Cách điều trị: Cố gắng cho bé bú mẹ và nghỉ ngơi nhiều hơn để tăng sức đề kháng. Mẹ không nên cho bé sử dụng bất kì loại thuốc ho hoặc thuốc cảm nào bởi vì chúng không có tác dụng với trẻ sơ sinh, thậm chí có thể gây ra tử vong. Mẹ nên dùng nước muối để vệ sinh mũi và họng cho bé.
Nếu bé sốt mẹ cần gọi ngay cho bác sĩ vì sốt nhẹ cũng gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.
Viêm phổi
-Triệu chứng: Ho có đờm, đờm có màu xanh lá hoặc vàng kèm theo cảm lạnh thông thường.
Mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ khi có dấu hiệu bị viêm phổi. Ảnh minh họa.
- Điều trị: Tùy vào nguyên nhân gây viêm phổ do virus hay vi khuẩn mà bác sĩ sẽ có cách điều trị khác nhau. Bởi vậy khi bé bị viêm phổi mẹ cần liên hệ với bác sĩ. Viêm phổi do vi khuẩn gây ra thường nguy hiểm hơn đặc biệt là vi khuẩn streona pneumonae.
Viêm phế quản
- Triệu chứng: Sốt nhẹ, ho khan chuyển sang ho có đờm, đờm đục có màu xanh hoặc vàng kèm theo khó thở, bú kém, nôn trớ.
- Điều trị: Khi bé ho kèm theo tiếng thở khò khè mẹ nên đưa bé đến bác sĩ khám để xem bé có bị viêm phế quản hay không. Đối với việc chăm sóc ở nhà mẹ nên cho bé bú nhiều hơn bình thường để tăng sức đề kháng. Đồng thời mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để vệ sinh đường thở cho bé. Không cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá vì nó sẽ khiến bệnh tình nặng hơn và dễ trở thành hen suyễn.
3. Các mẹo trị ho có đờm cho trẻ sơ sinh hiệu quả
Khi trẻ sơ sinh ho có đờm mẹ cũng có thể áp dụng thêm một số mẹo sau đây để giúp bé nhanh khỏi ho:
Massage kết hợp xông hơi
Môi trường hanh khô sẽ khiến cho bé ho nhiều hơn. Vì vậy mẹ nên dùng máy làm ẩm không khí để giúp bé thở dễ dàng hơn. Đồng thời sử dụng nước tắm pha với gừng sẽ giúp làm ấm cơ thể bé. Sau khi tắm xong mẹ có thể massage lưng và lồng ngực giúp làm dịu cơn ho.
Vỗ nhẹ lưng giúp long đờm
Đặt bé nằm sấp trên hai đùi, nâng đầu bé cao hơn lưng một chút, vỗ nhẹ vào lưng, giúp bé long đờm, dễ bật đờm ra khỏi đường hô hấp.
Trên đây là một số cách trị ho có đờm cho trẻ sơ sinh tại nhà mẹ có thể tham khảo. Trong trường hợp tình trạng bệnh không dứt, cha mẹ cần sớm đưa con đi thăm khám bác sĩ để có những phương hướng điều trị kịp thời.
>> XEM TIẾP: 3 mẹ Việt chia sẻ cách làm thuốc trị ho cho con hiệu quả
Chuyên mục Làm mẹ - Nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về chăm, nuôi và dạy con, các căn bệnh liên quan đến trẻ nhỏ. Mời độc giả gửi những thắc mắc, tâm sự, chia sẻ liên quan đến chủ đề này về địa chỉ lamme@eva.vn để được sẻ chia, nhận tư vấn từ chuyên gia. |