Để điều trị táo bón cho trẻ 2 tuổi cần phải điều trị từ bên trong kết hợp với những vận động từ bên ngoài cơ thể bé.
Trẻ nhỏ 2 tuổi là đối tượng rất dễ bị táo bón. Để biết cách trị táo bón cho trẻ 2 tuổi, cha mẹ cần phải biết những dấu hiệu chính xác cho thấy bé đang bị táo bón.
Biểu hiện cho thấy trẻ bị táo bón
Những triệu chứng cho thấy trẻ có thể bị táo bón:
- Đi ngoài ít hơn bình thường, đặc biệt là không đi sau 4 ngày và có triệu chứng không thoải mái.
- Phân khô và rắn.
- Có phân lỏng. Cha mẹ đừng cho đây là triệu chứng của tiêu chảy, mà đây có thể là biểu hiện của táo bón, do phân lỏng có thể trôi qua ruột non ra ngoài.
Táo bón khiến trẻ bị đầy hơi, cứng bụng và ăn kém hơn. (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi bị táo bón
- Uống quá nhiều sữa
Cha mẹ cho trẻ dùng sữa thay vì cho trẻ ăn những món như rau xanh, hoa quả nên có thể gây táo bón cho trẻ.
- Ăn quá nhiều thức ăn có ít chất xơ
Trẻ có thể mắc bệnh táo bón nếu ăn quá nhiều phomai, sữa chua hoặc bơ lạc thay vì ăn rau, hoa quả và ngũ cốc nguyên hạt.
- Không thoải mái khi đi vệ sinh
Nếu trẻ cảm thấy bị áp lực khi tập đi vệ sinh thì thường chúng sẽ cố không đi. Nếu như trẻ có biểu hiện căng thẳng khi đi ngoài (ví dụ cơ thể gồng lên và mặt đỏ thì có nghĩa là trẻ đang cố gắng không đi).
Đối với những trẻ không dùng bỉm, đôi khi chúng không dành nhiều thời gian để đi ngoài hết hoàn toàn nên phân bị tích tụ lại khiến cho phần kết trực tràng bị co rút và giãn ra. Sự giãn ra của kết trực tràng khiến cho phần phân cứng lớn hơn bình thường và khó có thể ra được – điều này càng khiến cho trẻ ngần ngại khi đi vệ sinh.
- Trẻ thiếu nước
Nếu như trẻ bị thiếu nước, cơ thể sẽ hấp thụ nước nhiều hơn từ bất cứ thứ gì trẻ ăn hoặc uống – kể cả từ chất thải. Điều này dẫn đến việc phân sẽ bị khô và cứng gây nên khó khăn cho việc đi ngoài ở trẻ.
- Ít vận động
Sự vận động khiến cho máu lưu thông hơn ở hệ tiêu hoá của trẻ. Vì vậy trẻ có thể sẽ gặp rắc rối nếu như không hoạt động nhiều.
Cách trị táo bón cho trẻ 2 tuổi
- Thay đổi loại sữa hoặc chế độ dinh dưỡng cho trẻ, giúp bé phòng ngừa được bệnh táo bón. Các loại thức ăn là nguyên nhân dẫn đến việc bị táo bón nhưng cũng là cách để chữa trị. Một số loại rau và quả như lê hoặc súp lơ xanh, các loại nước ép và nước cũng có thể giúp bé tiêu hoá tốt trở lại.
Các bậc cha mẹ không nên cho con ăn quá nhiều đồ ăn khô, cứng. (Ảnh minh họa)
- Tránh cho trẻ dùng quá nhiều các loại thực phẩm như chuối, cà rốt nấu chín hoặc bí. Lượng lớn các thực phẩm làm từ sữa như sữa, pho mai, sữa chua và kem có thể khiến trẻ bị khó tiêu, dẫn đến táo bón. 2 ly sữa mỗi ngày là đủ cho một đứa trẻ.
- Tăng cường chất xơ cho trẻ: Cho bé dùng thêm nhiều ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả và rau xanh (mơ, mận, các loại đậu, bắp cải xanh và đặc biệt là mận khô). Nếu như trẻ không thích mùi vị của mận khô thì cha mẹ có thể pha nước mận vào trong sữa.
- Tăng cường vận động cho trẻ để giúp máu được lưu thông.
- Mát xa bụng cho bé: Đo 3 đốt ngón tay dưới rốn về phía bên trái của bé, ấn nhẹ cho đến khi bạn cảm thấy có một khối rắn. Duy trì ấn nhẹ nhàng và đều trong khoảng 3 phút.
- Khuyến khích trẻ đi ngoài khi cảm thấy cần thiết. Nếu như trẻ vẫn chưa sẵn sàng, thử cho trẻ đi vệ sinh trong khoảng 10 phút trước bữa ăn sáng và ăn tối. Đọc sách cho trẻ khi đi để giúp cho trẻ thoải mái hơn, tuy nhiên cha mẹ không nên bắt ép trẻ bởi điều đó khiến cho trẻ nghĩ rằng việc đi vệ sinh là sự trừng phạt.
- Nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ nếu cần thiết.
- Nếu như trẻ quá khó khăn trong việc đi ngoài, cha mẹ có thể bôi một chút lô hội để giúp cho bé đi ngoài dễ dàng hơn.
Theo Bác sĩ Trần Công cho biết trên báo Sức khỏe và Đời sống, để trị táo bón cho trẻ cha mẹ cần tập luyện thói quen đi cầu cho trẻ. Nên tập sau bữa ăn tối khoảng 20-30 phút. Có thể xoa nhẹ bụng theo chiều kim đồng hồ để khởi động nhu động ruột. Làm đều đặn mỗi ngày và động viên trẻ ngồi bô hay toilet 5-10 phút dù có mót đi cầu hay không. Tư thế trẻ ngồi toilet hoặc bô không được quá cao hay quá thấp, lưng thẳng, có thể hơi nghiêng về trước; 2 bàn chân phải chạm mặt sàn. Chế độ ăn cũng rất quan trọng với bệnh táo bón. Chỉ nên cho trẻ uống từ 500-600ml sữa/ngày. Nên chọn rau, quả có tính chất nhớt: rau khoai lang, rau đay, rau mồng tơi, quả đu đủ, chuối, thanh long... và uống nhiều nước lọc... |