Nấc được hiểu là một phản xạ của cơ thể, do đó, người lớn, trẻ nhỏ ngay cả trẻ sơ sinh bị nấc cũng được cho là hiện tượng phổ biến và hoàn toàn có thể chữa trị tại nhà nếu phát hiện chính xác nguyên nhân gây nấc.
1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc
Giống như người lớn, trẻ sơ sinh cũng có thể bị nấc, tuy nhiên nguyên nhân gây nấc ở các bé khác với ở người lớn do đặc điểm cấu tạo đường hô hấp, dưới đây là một vài nguyên nhân gây nấc ở bé:
Trẻ sơ sinh bị nấc do quá trình bú sữa sai tư thế
Trẻ sơ sinh bú sai tư thế có thể gây ra nhiều nguy hiểm. Lý do là khi bú sai tư thế dẫn đến trẻ bú phải quá nhiều không khí, việc nuốt không khí khiến cho trẻ như ợ trớ, ho, nấc...
Bú sai tư thế có thể dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị nấc. (Ảnh minh họa)
Do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh có vấn đề
Hệ tiêu hóa của trẻ được cấu tạo chưa hoàn chỉnh như người lớn và sẽ thay đổi trong quá trình hoàn thiện cơ thể. Chính vì thế ở trẻ sơ sinh rất hay gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày gây ra nấc ở trẻ.
Do hệ hô hấp của trẻ bị tổn thương
Cũng giống như những bộ phận khác, hệ hô hấp của trẻ sơ sinh cũng rất dễ bị tổn thương, nhất là khi gặp phải điều kiện nhiệt độ thay đổi, môi trường không đảm bảo làm trẻ bị ho, hen hay dị ứng. Những nguyên nhân ấy cũng khiến trẻ sơ sinh bị nấc.
Hệ hô hấp của trẻ sơ sinh rất dễ bị tổn thương nếu không được bảo vệ cẩn thận. (Ảnh minh họa)
2. Nấc ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh như thế nào?
Khi gặp phải vấn đề về sức khỏe, trẻ sẽ quấy khóc và khó chịu trong người.
Đối với chứng nấc ở trẻ sơ sinh, thông thường sẽ gây ra một số ảnh hưởng như sau:
- Trẻ bị nấc lâu dẫn đến ợ trớ
- Trẻ bị nấc khó ngủ
- Trẻ sơ sinh bị nấc ăn uống gặp khó khăn
- Trẻ sơ sinh bị nấc dẫn đến ho, sặc
3. Khi trẻ sơ sinh bị nấc mẹ nên làm gì?
Trường hợp trẻ sơ sinh bị nấc không phải là trường hợp hiếm, trẻ nấc thông thường cũng không có gì đặc biệt nguy hiểm và sẽ có thể tự hết nấc sau một thời gian ngắn. Mẹ cũng không phải lo lắng quá, tuy nhiên nếu trẻ nấc liên tục, nấc cục, nấc kéo dài không có dấu hiệu chấm dứt có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cần đưa đến gặp bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân.
Trẻ sơ sinh bị nấc kéo dài, không có dấu hiệu chấm dứt thì cần đưa đến gặp bác sĩ thăm khám. (Ảnh minh họa)
4. Trẻ sơ sinh bị nấc trong khi ăn phải xử trí thế nào?
Trẻ nấc trong khi ăn đa phần do trẻ đã bị bỏ đói, khi được ăn bú hơi dài quá, nuốt nhiều không khí dẫn đến nấc. Ngoài ra, nguyên nhân nấc khi ăn còn do tư thế ăn không hợp lý hay bình sữa không đảm bảo đúng tiêu chuẩn, chứa quá nhiều khí; một vài trường hợp cũng có thể do trào ngược dạ dày gây nên.
Khi phát hiện trẻ sơ sinh bị nấc trong khi ăn thì phải dừng việc cho ăn lại, xử trí nấc cho bé, để bé nghỉ một thời gian rồi mới tiếp tục cho ăn.
Trẻ ti mẹ sẽ ít bị nấc hơn trẻ ti bình hay sử dụng sữa công thức. Tình trạng nấc của bé khi đang ăn sẽ bớt dần khi trẻ lớn lên. Do đó, mẹ không cần phải suy nghĩ về tình trạng này nhé.
5. Một số phương pháp trị nấc cho trẻ sơ sinh tại nhà
Nấc hầu hết không gây nên những biến chứng nguy hiểm nếu phát hiện sớm nguyên nhân và kịp thời xử trí. Có thể áp dụng một số phương pháp trị nấc nhanh, hiệu quả sau đây:
Phương pháp trị nấc bằng cách xoa lưng trẻ
Theo Ths. Bác sĩ Nội trú Nguyễn Tiến Hải, cách để trị cơn nấc cho trẻ sơ sinh là cha mẹ giúp con ợ hơi. Bằng cách này, mẹ nên giữ con thẳng người, đặt cằm bé vào vai mẹ rồi từ từ vuốt xuôi từ lưng xuống.
Xoa lưng có thể khiến cơn nấc của trẻ sơ sinh nhanh chóng giảm đi. (Ảnh minh họa)
Xoa lưng và vỗ nhẹ khi trẻ sơ sinh bị nấc một thời gian ngắn vừa giúp cơn nấc qua đi nhanh chóng vừa làm cho trẻ được thư giãn, thoải mái.
Phương pháp trị nấc bằng cách giữ bé trong tư thế đứng thẳng
Phương pháp này sẽ tốt trong trường hợp nguyên nhân gây nấc cho trẻ sơ sinh là do bị trào ngược dạ dày. Tư thế thẳng đứng ngăn chặn trào ngược dạ dày, hết kích thích, phản xạ nấc cũng sẽ hết.
Phương pháp để trẻ sơ sinh tự hết nấc
Khi mới phát hiện trẻ bị nấc, mẹ chỉ cần theo dõi tần suất nấc và thời gian trẻ nấc có kéo dài không. Để tự nhiên một thời gian ngắn nấc tự khỏi thì không cần áp dụng thêm bất kì phương pháp nào khác nữa.
Phản xạ nấc của trẻ có thể tự biến mất khi hết tác nhân kích thích. (Ảnh minh họa)
Trẻ sơ sinh bị nấc có được dùng thuốc không?
Nấc là hiện tượng phản xạ bình thường của trẻ, không nên dùng bất cứ loại thuốc nào cho bé sơ sinh bị nấc, nó không cần thiết. Ngoài ra, trong trường hợp thuốc không đảm bảo sẽ khiến trẻ nguy hiểm đến tính mạng
Trường hợp áp dụng nhiều cách chữa nấc mà trẻ vẫn nấc kéo dài, nấc thành tiếng liên tục thì nên đưa tới gặp bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất.
Một số lưu ý khi chữa nấc cho trẻ sơ sinh mẹ cần ghi nhớ
Khi trẻ sơ sinh bị nấc, mẹ phải thật thận trọng trong việc áp dụng bất kì phương pháp chữa nấc nào, tránh áp dụng sai cách ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Mẹ hãy nhớ những kinh nghiệm sau:
- Không dùng thuốc bừa bãi khi trẻ sơ sinh bị nấc.
- Không để trẻ bị nấc quá lâu.
- Không áp dụng những mẹo dân gian không có căn cứ khoa học để chữa nấc cho bé.
- Không áp dụng những phương pháp dễ gây tổn thương cho trẻ để trị nấc.
6. Cách ngăn ngừa nấc, trớ cho trẻ sơ sinh
Nếu nói có phương pháp ngăn ngừa được nấc cho trẻ thì không sai nhưng cũng không phải lúc nào cũng đúng, bởi hiện tượng trẻ sơ sinh bị nấc, nấc cụt rất khó xác định nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên những cách sau đây cũng phần nào ngăn trẻ bị nấc, các mẹ hãy tham khảo nhé.
Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách sẽ tránh được tình trạng nấc cho bé. (Ảnh minh họa)
- Không để trẻ quá đói mới cho trẻ ăn
- Để trẻ thoải mái, vui vẻ trước những lần cho ăn
- Đảm bảo bình sữa cho trẻ ti phải đạt chuẩn, vệ sinh tốt
- Chú ý tư thế ăn của trẻ (nên giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng)
- Cho trẻ ti ít một, không cho ăn vội vàng với số lượng lớn
Trên đây là những thông tin hữu ích xung quanh hiện tượng trẻ sơ sinh bị nấc. Hy vọng những điều này giúp các mẹ bớt lo lắng, áp dụng đúng phương pháp để phòng tránh cũng như chữa nấc cho các con hiệu quả, đặc biệt là đối với những bà mẹ lần đầu nuôi con, chưa có nhiều kinh nghiệm.