Trẻ sơ sinh bị nấc: Nguyên nhân do đâu?

Ngày 06/03/2018 15:30 PM (GMT+7)

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nấc ở trẻ sơ sinh mà cha mẹ cần lưu tâm.

Giống như người lớn, trẻ sơ sinh cũng có thể bị nấc cục. Trên thực tế, bé có thể bị nấc từ trước khi được sinh ra. Nguyên nhân gây ra nấc ở trẻ sơ sinh rất khác nhau. Một số trường hợp nấc có thể khiến bé không thoải mái hoặc thậm chí còn gây nguy hiểm đến tính mạng của bé. Vì vậy mẹ phải tìm hiểu chính xác nguyên nhân và biết cách chữa khi trẻ sơ sinh bị nấc.

Trẻ sơ sinh bị nấc: Nguyên nhân do đâu? - 1

Giống như người lớn, trẻ sơ sinh cũng có thể bị nấc cục. (ảnh minh họa)

Nội dung trong bài viết gồm:

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc

Biểu hiện trẻ sơ sinh bị nấc

Cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh

NGUYÊN NHÂN TRẺ SƠ SINH BỊ NẤC

Trẻ sơ sinh có thể bị nấc do nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến.

- Nuốt nhiều không khí

Nấc cục có thể xuất hiện khi bé khóc hoặc sau khi ăn. Điều này thường do bé nuốt nhiều không khí. Vỗ nhẹ bé là một giải pháp hiệu quả giúp giảm nấc trong trường hợp này. Các bé bú mẹ cũng thường ít bị nấc hơn bé bú bình vì bé sẽ nuốt ít không khí khi bú.

- Trào ngược dạ dày

Do hệ thống tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn thiện nên trào ngược dạ dày có thể khiến bé bị nấc. Tuy nhiên, khi bé lớn hơn, hiện tượng này cũng sẽ giảm dần.

Trẻ sơ sinh bị nấc: Nguyên nhân do đâu? - 2

Trào ngược dạ dày là nguyên nhân phổ biến khiến bé bị nấc. (Ảnh minh họa)

- Bú quá no

Trẻ sơ sinh thường bị nấc khi bú quá nhiều và quá nhanh. Bé có thể bị nấc sau khi ăn hoặc thậm chí trong suốt quá trình ăn.

- Dị ứng

Trẻ sơ sinh có thể bị dị ứng với một số protein trong sữa công thức hoặc sữa mẹ, do đó dẫn đến hiện tượng viêm thực quản và khiến bé bị nấc. Sự thay đổi chế độ ăn uống của mẹ cũng có thể dẫn đến dị ứng ở những bé bú mẹ.

- Hen suyễn

Hen suyễn làm hạn chế luồng không khí vào phổi của bé. Nó có thể dẫn đến sự chuyển động co thắt của cơ hoành và khiến bé bị nấc.

- Thay đổi nhiệt độ

Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột cũng là nguyên nhân khiến bé bị nấc.

BIỂU HIỆN TRẺ SƠ SINH BỊ NẤC

Nấc là một hiện tượng sinh lý bình thường phổ biến ở trẻ sơ sinh. Tần suất nấc sẽ giảm dần khi bé lớn hơn.

Từ 2 đến 3 tháng tuổi bé nấc nhiều nhất và sẽ giảm rõ rệt khi bé được một tuổi. Bé có thể bị nấc từ 2 đến 3 phút và sẽ tự khỏi. Ngoài ra bé cũng có thể bị nấc nhiều lần trong một ngày tùy vào cơ địa từng bé. Bố mẹ không cần quá lo lắng khi bé bị nấc vì nó thường không ảnh hưởng gì nhiều đến sức khỏe của bé.

CÁCH CHỮA KHI TRẺ SƠ SINH BỊ NẤC

Một số trường hợp bị nấc có thể khiến bé bị nôn trớ vì vậy mẹ có thể áp dụng các phương pháp sau để giảm nấc cho bé:

- Giữ bé đứng thẳng

Nếu trào ngược dạ dày là nguyên nhân khiến bé bị nấc thì mẹ nên giữ bé đứng thẳng sau khi ăn khoảng 30 phút. Điều này sẽ giúp giảm bớt cơn nấc của bé.

- Massage lưng cho bé

Massage nhẹ nhàng sẽ giúp các cơ của bé được thư giãn từ đó cơ hoành cũng giảm co thắt. Mẹ nên giữ bé đứng thẳng và dùng bàn tay xoa nhẹ nhàng từ lưng lên vai của bé.

Trẻ sơ sinh bị nấc: Nguyên nhân do đâu? - 3

Mẹ giữ bé đứng thẳng sau khi ăn 30 phút. (Ảnh minh họa)

- Vỗ nhẹ vào lưng

Khi bé bị nấc mẹ cũng có thể vỗ nhẹ vào lưng bé. Cách này sẽ giúp bé hết nấc và ngăn ngừa trào ngược dạ dày hiệu quả.

- Bịt nhẹ hai lỗ tai của bé

Khi thấy trẻ sơ sinh bị nấc, mẹ dùng hai ngón tay trỏ bịt hai lỗ tai của bé trong khoảng 30 giây rồi bỏ ra và có thể lặp lại 2 - 3 lần. Cách làm này cũng giúp bé hết nấc nhanh chóng. Tuy nhiên các mẹ nên chú ý làm cẩn thận, nhẹ nhàng, đừng làm đau bé khi thực hiện việc này.

Thông thường, chiếc răng sữa đầu tiên của trẻ sẽ nhú vào giai đoạn 6 tháng tuổi và hoàn thiện đầy đủ khi được 3 tuổi. Tuy nhiên, hầu hết trẻ nhỏ đều xuất hiện tình trạng sốt khi mọc răng gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Bởi trên thực tế, câu chuyện bé trai 11 tháng tuổi (Hà Nội) suýt tử vong do sốt mọc răng diễn ra vào đợt Tết Nguyên đán vừa qua thực sự là một lời cảnh tỉnh sâu sắc dành cho các bậc cha mẹ.

Vì vậy, không chỉ sốt mà khi trẻ mọc răng, thay răng cũng gặp vô vàn những vấn đề nghiêm trọng khác mà bản thân mỗi bậc cha mẹ không biết xử lý sao cho đúng.

Mọi câu hỏi thắc mắc của quý độc giả về vấn đề răng của trẻ xin gửi về địa chỉ lamme@eva.vn để nhận được sự tư vấn từ các bác sĩ, chuyên gia Nhi khoa hàng đầu.

Đón đọc bài viết vào 11h thứ 6 hàng tuần trên chuyên mục Làm mẹ.

Cảnh báo mối nguy hiểm từ trào lưu không cắt dây rốn cho trẻ sơ sinh
Thay vì cắt cuống rốn ngay sau khi trẻ chào đời, nhiều bà mẹ có xu hướng giữ nguyên nhau thai trong một chiếc túi nhỏ cho đến khi dây rốn khô và tự...
Lê Ánh (Dịch từ Modernmom)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách