Trẻ sơ sinh bị nấc cụt do bé bú quá no, nhiệt độ thay đổi đột ngột, trào ngược thực quản… Khi bé có biểu hiện nấc cụt mẹ nên dùng các mẹo, cách trị hết nấc nhanh, hiệu quả cao.
Nấc hay còn gọi là nấc cụt, là tình trạng xảy ra khi có sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành và cơ liên sườn, kèm theo sự đóng đột ngột của thanh môn. Tần suất xảy ra là từ 4-60 lần/phút.
1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc cụt
Đây là hiện tượng thường thấy ở trẻ sơ sinh, còn có những trường hợp bé nấc cụt từ khi còn ở trong bụng mẹ. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ đôi khi còn chưa nắm rõ tại sao trẻ sơ sinh bị nấc cụt. Có những nguyên nhân cụ thể như sau:
Trào ngược dạ dày thực quản
Tình trạng này xảy ra khi bé có cơ vòng thực quản dưới phát triển chưa hoàn thiện.
Cơ vòng thực quản là bộ phận nằm giữa thực quản và dạ dày, có tác dụng ngăn thức ăn từ dạ dày di chuyển ngược lên thực quản. Các tế bào thần kinh bị tác động bởi sự trào ngược thức ăn và axit trong dạ dày dẫn đến làm rung cơ hoành và nấc cụt.
Trẻ bú quá no
Khi mẹ cho bé bú quá no, dạ dày của trẻ có khả năng sẽ to và dãn ra. Khoang bụng bị giãn nở đột ngột khiến cơ hoành bị co thắt, trẻ sẽ dễ bị nấc cụt.
Nhiệt độ thay đổi đổi ngột
Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột, cơ thể bé không được ủ ấm đủ không khí lạnh sẽ đi vào phổi gây lên hiện tượng nấc cụt.
Nuốt nhiều khí vào bụng
Thông thường, khi bú bình, trẻ sẽ dễ bị nuốt nhiều không khi hơn so với bú mẹ vì sữa trong bình chảy ra nhanh hơn. Điều này cũng làm cho dạ dày của trẻ to, giãn ra và có thể trẻ sẽ bị nấc.
Bé bú bình sẽ có nguy cơ nuốt không khí vào trong, dễ nấc hơn (Ảnh internet)
Dị ứng
Rất có thể trẻ bị dị ứng với protein trong sữa công thức, sữa mẹ hoặc những thực phẩm do mẹ ăn dẫn đến viêm thực quản rồi bị nấc cụt.
Hen suyễn
Trong trường hợp bé bị hen, các ống phế quản phổi sẽ bị viêm dẫn đến việc hạn chế luồng không khí vào phổi. Bé sẽ thở khò khè làm cho cơ hoành bị co thắt - nguyên nhân làm cho nấc cụt.
Hít phải khí ô nhiễm
Vì hệ hô hấp của trẻ sơ sinh còn chưa được phát triển hoàn chỉnh, nên khi hít phải khói, không khí ô nhiễm, bé sẽ rất dễ bị ho. Ho quá nhiều sẽ khiến cơ hoành tổn thương.
Nhiệt độ cơ thể giảm
Khi trẻ bị giảm nhiệt độ cơ thể, các cơ sẽ co lại, trong đó có cơ hoành, sẽ làm cho bé nấc cụt. Không cần quá lo lắng khi trẻ xuất hiện tình trạng này.
2. Cách chữa nấc cụt ở trẻ sơ sinh dễ thực hiện
Nấc cụt là hiện tượng dễ gặp ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên nếu trẻ sơ sinh bị nấc cụt nhiều, kéo dài sẽ gây ra các biến chứng như trẻ nôn, trớ, sặc sữa khi đang bú, mệt mỏi, quấy khóc… Để trị nấc cho trẻ, bố mẹ có thể áp dụng các cách, mẹo trị nấc sau:
Sử dụng núm vú giả
Nấc cụt không phải chỉ xảy ra khi bé bú, khi trẻ chơi đùa hiện tượng này vẫn có thể xảy. Mẹ hãy cho bé ngậm núm vú giả sẽ có tác dụng giúp cơ hoành được thư giãn, hạn chế các cơn nấc xuất hiện ở trẻ.
Bé ngậm núm vú giả sẽ giảm, hạn chế tình trạng nấc (Ảnh internet)
Lưu ý:
Mẹ nên vệ sinh, tiệt trùng núm vú giả thật sạch trước khi cho bé ngậm, sử dụng.
Để con tự ngừng nấc
Nếu bé nấc ít, mẹ có thể để con tự dừng lại các cơn nấc của mình bằng cách để trẻ nghỉ ngơi, không tác động, can thiệp vào trẻ.
Lưu ý:
- Phương pháp này chỉ áp dụng khi con nấc ít, tiếng nấc không to. Nếu sau 5 phút bé vẫn nấc, mẹ nên áp dụng các cách chữa nấc khác cho trẻ.
- Mẹ phải đảm bảo trẻ đẻ nghỉ ngơi tốt nhất, nhiệt độ cơ thể ổn định, ấm bé mới có thể nhanh hết nấc.
Cho trẻ bú mẹ
Khi trẻ nấc, mẹ có thể cho bé bú sữa mẹ để giảm, giúp bé hết nấc nhanh. Sữa mẹ sẽ giúp cơ hoành và cơ liên sườn được thư giãn, ổn định cơ thể bé.
Ngoài ra sữa mẹ cung cấp các vitamin, khoáng chất tuyệt vời giúp bé tăng cường sức đề kháng, giảm và hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị nấc nhiều. Tuy nhiên, mẹ không nên cho bé bú quá no.
Nước gừng có tác dụng làm ấm bụng, giảm nấc ở trẻ (Ảnh minh họa)
Massage lưng cho trẻ
Đây là cách có thể giải quyết trực tiếp những cơn nấc cụt ở trẻ sơ sinh. Đặt bé ngồi thẳng hoặc nằm trên bụng rồi nhẹ nhàng xoa lưng theo hình vòng tròn. Nên massage nhẹ nhàng để giúp bé cảm thấy thoải mái.
Để bé ngồi thẳng sau khi bú
Vì có trường hợp là trẻ sơ sinh bị nấc cụt sau khi bú nên người mẹ cần giữ người bé ngồi thẳng khoảng 15 phút sau khi cho bú xong. Việc này giúp cơ hoành của trẻ được thư giãn, giảm khả năng bị nấc.
Dùng tay bịt lỗ tai trẻ
Mẹ dùng 2 ngón tay bịt vào 2 bên lỗ tai của bé trong 30 giây rồi bỏ ra ngay.
Mẹ dùng 2 tay, bịt lỗ tai trẻ lại trong khoảng 20 - 30 giây (Ảnh internet)
Gãi nhẹ môi/mang tai trẻ
Mẹ dùng ngón tay nhẹ nhàng gãi môi, mang tai trẻ liên tục khoảng 60 cái thì dừng lại. Mẹo trị nấc cho trẻ sơ sinh này với cách thực hiện khá đơn giản, hiệu quả cao.
Làm trẻ phân tâm
Mẹ có thể dùng các đồ chơi, trêu đùa trẻ để trẻ phân tâm và cười. Mẹo này giúp bé quên đi cơn nấc, tự hết nấc ngay sau đó.
3. Trẻ sơ sinh bị nấc cụt mẹ không nên làm gì?
Nấc cụt ở trẻ sơ sinh có thể chữa, khắc phục dễ, đơn giản tuy nhiên nhiều mẹ không biết cách chữa trị sẽ dẫn đến chữa sai cách, làm tình trạng nấc kéo dài, kèm theo nôn trớ.
Theo medicalnewstoday bố mẹ không nên làm những điều sau khi trẻ bị nấc cụt.
Không uống nước lạnh
Trẻ sơ sinh hệ tiêu hóa chưa ổn định, còn yếu do đó mẹ không nên cho trẻ uống nước lạnh hoặc các loại nước hoa quả để trị nấc.
Tốt nhất mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và tìm hiểu thật kỹ về các loại nước bé sơ sinh bị nấc có thể uống.
Kéo lưỡi trẻ
Phương pháp này mẹ tuyệt đối không được thực hiện nó sẽ làm bé hoảng sợ, ảnh hưởng tới sức khỏe của bé và không chấm dứt tình trạng nấc cụt ở trẻ.
Rung, xóc bé lên xuống
Khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt, tốt nhất bố mẹ hãy để con nằm nghỉ ngơi trên giường không bế rung, lắc bé, nhộn nhào bé để khiến con hết nấc, quên nấc.
Cách này chỉ khiến bé hoảng sợ, nôn trớ và trào ngược dạ dày hơn. Do đó bố mẹ không nên áp dụng cách này.
Không hoảng sợ, quá lo lắng
Nấc cụt ở trẻ sơ sinh chỉ là hiện tượng bình thường, có thể khắc phục được do đó bố mẹ không cần quá lo lắng, hoảng sợ. Khi bé có các dấu hiệu nấc bố mẹ hãy cho con bú, xoa lưng trẻ, làm trẻ phân tâm…