Cho con xem điện thoại nhiều giờ, mẹ Hà Nam chết đứng khi nghe BS phán

Bình An - Ngày 15/05/2019 12:43 PM (GMT+7)

Cách đây vài tháng, khi thấy bé K. ngồi học không tập trung, nghịch và bướng. Cô giáo dạy kèm của con nói với chị H: “Con có biểu hiện của bệnh tăng động giảm chú ý”.

Thói quen cho con chơi điện thoại, các thiết bị điện tử quá sớm là điều thường gặp ở không ít gia đình. Chính việc làm tưởng đơn giản này gây nên những hệ lụy khôn lường đối với chính con em mình.

Hối hận vì cho con xem điện thoại nhiều

Chị P.H, 26 tuổi ở Hà Nam từng chia sẻ tâm trạng hối hận khi cho con xem điện thoại từ khi bé chỉ mới 2 tuổi và sau đó là những hậu quả mà cậu bé phải gánh chịu khiến chị vô cùng lo lắng.

Người mẹ trẻ chia sẻ trên trang cá nhân rằng: "Từ lúc con hơn 2 tuổi, bố mẹ đã bắt đầu cho con xem các chương trình trên Youtube, rồi dần hình thành cho con thói quen ăn cho xem điện thoại, nghịch cho xem điện thoại, khóc cho xem điện thoại... Mặc dù biết rằng xem nhiều không tốt, nhưng chỉ vì suy nghĩ chủ quan của mẹ mà giờ con phải khổ.

Cách đây 3 tháng, cô giáo dạy kèm của con nói với mẹ con có vấn đề, bé có biểu hiện của bệnh tăng động giảm chú ý, ngồi học không tập trung, cứ luôn tay luôn chân và học trước quên sau, mẹ không tin lắm, chỉ nghĩ con trai nghịch và bướng thôi. Cũng thỉnh thoảng để ý con hay bị nháy mắt, nhíu mũi.

Nhưng cô nói nhiều nên mẹ quyết định cho con đi khám ở viện Nhi trung ương. Bước đầu tiên tiếp xúc với con, bác sỹ đã nói: "Cháu có biểu hiện của bệnh tăng động giảm chú ý" rồi cho con đi làm bài kiểm tra để xác định"….

Tại bệnh viện, bé M.K. (6 tuổi) con của chị H. được các bác sĩ kết luận, có chỉ số tăng động 5/9 và giảm chú ý 4/9, mặc dù IQ của bé khá cao: 120.

Rời bệnh viện, bé được bác sĩ chỉ định uống thuốc liên tục và 2 tháng quay lại khám, lấy thuốc 1 lần. Nhưng chưa dừng ở đó, điện thoại còn có tác hại kinh khủng hơn tới đôi mắt của trẻ nhỏ, “Mình thấy con viết chữ nghệch ngoạc, không đúng ô ly, nhìn gì cũng phải nheo mắt” – chị H. nói.

Cho con xem điện thoại nhiều giờ, mẹ Hà Nam chết đứng khi nghe BS phán - 1

Thay vào thời gian chơi điện thoại và xem ti vi trước đó, bé K. đã được mẹ cho học và giải trí bằng các chương trình ngoại khóa

Vẫn trong dòng cảm xúc khi chia sẻ về nỗi ân hận của người làm mẹ, chị H. nói: Mình cho đi cắt kính nhưng hai cửa hàng không nơi nào dám cắt, họ khuyên mình cho con lên Hà Nội. Lúc này cũng chỉ nghĩ lên đó điều trị và đeo kính mắt, con sẽ khỏi. Nhưng đến khám thì bác sỹ thốt lên: "Ôi sao còn bé mà bị nặng thế này? Sao không cho con đi khám sớm?". Sau đó bác sĩ cho con chụp đáy mắt và kết luận con bị cận loạn nặng, đáy mắt tổn thương, có dấu hiệu thoái hóa."

Sau một thời gian điều trị, mắt của bé K. vẫn chưa có tiến triển, cận nặng 6.5 đi-ốp. Chị H. phải cho con đeo kính dày, bịt một mắt kể cả lúc đi học để chữa trị. Bịt mắt trái 1 tháng, mắt phải 1 tháng. Con còn bị tật nhược thị, bác sỹ nói bệnh đó có thể gây mù hoặc lác. Theo như chị H. tìm hiểu, nếu phát hiện sau 7 tuổi sẽ không thể chữa khỏi và lâu dần con sẽ bị mù.

Dỗ con 1 tháng bằng điện thoại, 5 năm sau bé bị tăng động, rối loạn ngôn ngữ

Tương tự như bé K., bé L.Q.M. (5 tuổi, Gia Lai) cũng có những hành động khác lạ so với những đứa trẻ khác. Nguyên nhân xuất phát từ việc tiếp xúc với điện thoại di động quá nhiều.

Chị Nguyễn Thị Lan, mẹ cháu M. cho biết, con trai chị đang mắc căn bệnh tăng động, giảm chú ý và rối loạn ngôn ngữ… Chị tin rằng, sở dĩ con trai bị như vậy là do lỗi của mình khi đã quá chiều chuộng con, cho con sử dụng điện thoại suốt một thời gian dài.

Cho con xem điện thoại nhiều giờ, mẹ Hà Nam chết đứng khi nghe BS phán - 2

Nếu không cho dùng điện thoại, cháu M. sẵn sàng đi cướp điện thoại của người khác.

Theo lời kể của chị Lan, cháu M. là con thứ 5 trong gia đình và cũng là đứa con trai duy nhất. Khi sinh cháu M. được 1 tháng, do bận bán hàng, chị Lan đã cho con dùng điện thoại bằng cách bật nhạc để cho con ngủ.

Khi con bắt đầu biết ăn, biết chơi, chị Lan cũng dùng điện thoại để dụ dỗ con mọi lúc mọi nơi. “Cuộc sống của con tôi gắn liền với chiếc điện thoại từ lúc 1 tháng tuổi, cho đến bây giờ cháu đã dùng hơn 10 chiếc điện thoại rồi. Trước tôi còn nghĩ, cho con xem điện thoại, sẽ đỡ phải thuê giúp việc, ai ngờ cơ sự lại như thế này”, chị Lan ân hận.

Cháu M. phát triển chậm hơn so với những đứa trẻ khác, 9 tháng cháu mới biết ngồi, 2 tuổi mới chập chững biết đi và bây giờ 5 tuổi vẫn chưa nói sõi.

Khi cho cháu đi học, cháu không tiếp xúc với bất kể ai và hay gào khóc. Thậm chí cả cô giáo cũng không thể dỗ được. Thấy con có nhiều biểu hiện bất thường, chị Lan nhiều lần đưa vào TP HCM khám nhưng đều không ra bệnh.

Quá lo lắng, gia đình đưa ra Hà Nội thăm khám, các bác sĩ khẳng định cháu M. không phải mắc bệnh tự kỷ, mà là bị tăng động, rối loạn ngôn ngữ… Dù chưa thể xác định nguyên nhân chính xác là gì nhưng chắc chắn có ảnh hưởng từ việc xem quá nhiều điện thoại.

Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc hội chứng tăng động giảm chú ý

Thực tế, điện thoại và máy tính có tác động tiêu cực đến não bộ, trong trường hợp quá lạm dụng các thiết bị này tư duy và mức độ tập trung của trẻ nhỏ sẽ bị sụt giảm đến mức nghiêm trọng. Chính vì thế, các ông bố, bà mẹ cần nghiêm khắc hơn trong việc kiểm soát con trẻ việc sử dụng các thiết bị thông minh.

Cho con xem điện thoại nhiều giờ, mẹ Hà Nam chết đứng khi nghe BS phán - 3

Ths Thành Ngọc Minh, trưởng khoa Tâm Thần, Bệnh viện Nhi TW

Theo Ths Thành Ngọc Minh, trưởng khoa Tâm Thần, Bệnh viện Nhi TW, trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý có một số biểu hiện đặc trưng như:

- Thường không có khả năng chú ý cao tới chi tiết hoặc mắc lỗi cẩu thả trong học tập ở trường, công việc hay các hoạt động khác; không tuân theo các chỉ dẫn, không chú ý lắng nghe khi thực hiện các nhiệm vụ hay các hoạt động có tính tổ chức, thường làm mất những đồ dùng cần thiết trong công việc, học tập.

- Trẻ có thể có biểu hiện hay bồn chồn, luôn cử động tay chân, ngồi không yên, khó khăn khi phải chờ đợi hoặc xếp hàng theo thứ tự. Thường hay bỏ dở việc này để làm sang việc khác, không duy trì sự chú ý lâu so với bạn cùng tuổi

- Các biểu hiện giữa bé trai và bé gái cũng có thể khác nhau. Các bé trai thường biểu hiện hiếu động quá mức trong khi các bé gái có xu hướng kém chú ý.

Tuy gây ra những khó khăn trong học tập, giao tiếp xã hội của trẻ song theo các bác sĩ chuyên khoa, trẻ mắc tăng động giảm chú ý vẫn có khả năng phát triển và hòa nhập cộng đồng nếu được phát hiện và can thiệp sớm.

Bác sĩ nhấn mạnh, thường trẻ bị mắc hội chứng này chỉ có thể dùng thuốc kết hợp với ăn những chất bổ sung cho não bộ. Và đòi hỏi cha mẹ cần dành nhiều thời gian quan tâm con hơn.

Nếu một bé có các dấu hiệu trên kéo dài quá 6 tháng và xảy ra ở nhà cũng như ở trường, thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa để có hướng điều trị kịp thời.

5 năm trời nuôi con tự kỷ không rõ nguyên nhân, nghiện thuốc hơn cơm, chưa một lần gọi Mẹ
Suốt 5 năm trời, chị L.P. không dám rời con đến nửa bước chân. Chứng tăng động giảm chú ý khiến bé L.Đ.H. liên tục quậy phá, nghịch ngợm, hễ khuất tầm...
Bình An
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Gia đình và Xã Hội