Chị Thẩm không ngờ việc đeo vòng bạc vào tay cho con không những không giúp con bảo vệ sức khỏe mà còn gây nguy hiểm.
Tiểu Bình là con gái đầu lòng của Thẩm (ở Chiết Giang, Trung Quốc) và cũng là đứa cháu đầu tiên trong gia đình nên được mọi người yêu thích, chăm bẵm và mua nhiều quà để tặng.
Lúc Tiểu Bình lên 6 tháng tuổi, bà ngoại đã gửi tặng cho cô bé một chiếc vòng bạc đeo tay và nói rằng đó là loại bạc nguyên chất, đeo vào rất tốt cho sức khỏe của trẻ sơ sinh. Vòng bạc có tác dụng trị gió giúp cho đứa trẻ không bị cảm.
Nghe kinh nghiệm của những người đi trước, chị Thẩm cũng đeo luôn vào tay cho con.
Nghe lời mẹ đẻ, chị Thẩm cũng đẹo luôn vòng bạc vào tay con.
Thế nhưng chị Thẩm quan sát, 2 tháng kể từ sau khi đeo chiếc vòng bạc mà bà ngoại tặng, chiếc vòng thì càng ngày càng sáng nhưng Tiểu Bình sức khỏe lại không được tốt, thường xuyên có biểu hiện nhổ bọt, phun mưa sau khi ngậm miệng vào chiếc vòng.
Chị Thẩm liền đưa con đi thăm khám bác sĩ thì hay tin con 8 tháng của chị đang bị ngộ độc kim loại mức báo động. Nguyên nhân được xác định là do bé thường xuyên dùng miệng cắn chiếc vòng bạc đeo tay đã bị nhiễm kim loại từ đó. Đây cũng chính là nguyên do lý giải việc chiếc vòng càng ngày càng sáng nhưng bé càng ngày càng yếu.
Bác sĩ cũng cho biết các vòng bạc mặc dù có khả năng khử khuẩn và kháng khuẩn tốt. Khi các tế bào trong cơ thể phân huỷ nhiều, chúng tạo ra H2S và SO2 làm bạc bị xỉn màu. Khi nhận thấy điều này, các mẹ cần nhanh chóng kiểm tra sức khoẻ và môi trường sống xung quanh của con. Tuy nhiên, một số cơ sở sản xuất bạc không đạt uy tín, chất lượng thường pha tạp với những chất rất nguy hiểm như chì và cadmin. Và rất có thể chiếc vòng bạc mà Tiểu Bình đang đeo nằm trong số đó.
Việc trẻ thường có thói quen cắn vòng bạc vô tình bị nhiễm kim loại. (Ảnh minh họa)
Việc bé thường có thói quen gặm vòng bạc sẽ có khả năng bị lây nhiễm những chất độc hại có ở đây gây ảnh hưởng đến các bộ phận của cơ thể, hệ xương và sự phát triển của cơ bắp.
Thứ hai, da của trẻ còn non nớt, rất có thể những chiếc vòng không được mài dũa cẩn thận sẽ làm tổn thương lớp da mỏng manh của con.
Bác sĩ cũng khuyên chị Thẩm không nên tiếp tục đeo vòng cho con, có thể đeo khi bé đã lớn, ý thức được việc không nên gặm nhấm đồ vật.
PGS – TS Bùi Thị An (Chủ tịch Hội Hóa học Hà Nội) cho biết: “Theo truyền thống từ xưa, trẻ con và cả người lớn vẫn đeo bạc để làm đẹp và một số người quan niệm là để tránh gió độc. Thậm chí, khi thấy vòng bạc đeo bị đen lại thì mọi người nói là có vấn đề về sức khỏe. Trên thế giới, từ thời cổ đại đã có kết luận bạc và ion bạc có thể khử chất độc như nấm, vi khuẩn, virus, dùng bạc để khử độc. Thậm chí, trong cung đình ngày xưa, vua chúa vẫn dùng bạc để làm đũa hay bát nhằm tránh bị bỏ độc”. Về thông tin đeo bạc giúp hấp thụ H2S tồn dư, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, PGS – TS Bùi Thị An nhận đinh: “Phản ứng có thể xảy ra nhưng phải có điều kiện mới xảy ra được. Nói chung bạc hay ion bạc có thể tác dụng với một số chất để tạo thành muối nhưng phải có điều kiện phản ứng. Ở điều kiện nhiệt đới với nhiệt độ, độ ẩm thì có thể nhưng là hãn hữu và cũng khó xảy ra. Còn việc vòng bạc, lắc bạc bị đen lại thì chúng tôi giải thích là do bạc hấp thụ một số chất trong đó có thể nhóm nào đó để tạo thành muối. Tuy nhiên, muối đó để gây độc thì khó, tôi chưa biết đến điều này”. "Bạc thì không gây ảnh hưởng sức khỏe con người nhưng có thể một số nơi sản xuất vòng bạc, lắc bạc trôi nổi, giá quá rẻ đã pha lẫn tạp chất. Trước đây có thể cũng pha nhưng không nghe bất cứ ai bị dị ứng, còn bây giờ có thể pha tạp quá, nguyên tố pha vào thì không ai biết được và không ai lường trước được”, PGS, TS Bùi Thị An nhấn mạnh. |