Tháp dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi cha mẹ không thể bỏ qua

Linh San - Ngày 19/03/2021 16:39 PM (GMT+7)

Việc xây dựng tháp dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi rất quan trọng giúp đảm bảo sự phát triển của các bé sau này.

Lựa chọn thực phẩm không nhất quán và thay đổi bữa ăn hàng ngày là điều cần thiết ở lứa 1 tuổi. Điều này sẽ giúp bé biết cách phân biệt mùi vị của các món ăn hơn.

Lưu ý khi xây dựng tháp dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi

Tháp dinh dưỡng là một mô hình được mô phỏng ở dạng kim tự tháp, nhằm cung cấp những thông tin về các loại thực phẩm. Qua đó, có thể cụ thể hóa được lượng thực phẩm trung bình đảm bảo cần thiết của một người trong một tháng.

Tháp dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi cha mẹ không thể bỏ qua - 1

Xây dựng tháp dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi là rất quan trọng. (Ảnh minh họa)

Ở giai đoạn dưới 1 tuổi, sữa vẫn là nguồn thức ăn chủ yếu cho trẻ. Tổng lượng sữa và nước trung bình để cung cấp mỗi ngày cho trẻ khoảng từ 100-150ml cho mỗi kilogam cân nặng. Bên cạnh đó, sau khi tròn 12 tháng tuổi, bé có thể bổ sung một số món dinh dưỡng như súp, cháo cùng một số loại thức ăn mềm và dễ tiêu.

So với giai đoạn trước, cháo có thể đặc hơn một chút hoặc thậm chí có thể là cơm nhão để kích thích hoạt động nhai ở trẻ. Cha mẹ cũng cần chú ý trong chế độ dinh dưỡng trẻ 1 tuổi cần phải cung cấp thêm trái cây, rau củ quả xay nhuyễn và dễ tiêu. Một số loại thực phẩm mềm như thịt gà luộc, tôm mềm để trẻ học cắn và nhai.

Sữa tươi cùng những chế phẩm từ sữa cũng rất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ 1 tuổi. Chế độ ăn nên đảm bảo đa dạng các món ăn để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu cơ thể của trẻ, phối hợp giữa nhiều loại thịt, cá, trứng, sữa, rau, ngũ cốc...là tốt nhất.

Tháp dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi

Không giống như tháp dinh dưỡng cho trẻ thời kỳ ăn dặm, tháp dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi cần phải bổ sung nhiều năng lượng và dinh dưỡng hơn. Trong mỗi tháp dinh dưỡng, theo thứ tự từ dưới lên trên sẽ bao gồm 6 nhóm thực phẩm chính, lần lượt như sau ngũ cốc - rau xanh - trái cây - sữa và các loại chế phẩm từ sữa - thịt, đậu và các loại hạt - thực phẩm từ chất béo.

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1 tuổi rất khác với người lớn, do trẻ chưa thể tự ăn những loại thực phẩm này nên cha mẹ cần phải bổ sung các dưỡng chất này trong các món ăn hàng ngày như cháo, bột, mì, cơm... Dưới đây là hình minh họa tháp dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi mang tính tham khảo:

Tháp dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi cha mẹ không thể bỏ qua - 2

Tháp dinh dưỡng dành cho trẻ 1 tuổi. (Ảnh minh họa)

Chế độ dinh dưỡng phù hợp với trẻ 1 tuổi

Theo chia sẻ của các chuyên gia về dinh dưỡng, trẻ 1 tuổi cần có chế độ dinh dưỡng gồm ít nhất 3 bữa chính và xen kẽ vào là 3-4 cữ bú sữa mẹ.

Sữa

Thời điểm này, sữa mẹ gần như vẫn là nguồn cung cấp chính hàng ngày cho trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung thêm sữa tươi, sữa công thức và sữa chua để cung cấp các dưỡng chất cần thiết dành cho bé.

Tinh bột

Ngoài sữa, mẹ cũng có thể cho trẻ tập ăn một số loại thức ăn mềm và nên tập làm quen dần với việc ăn các loại tinh bột ngoài cháo và bột. Có thể cho bé tập ăn với những loại thức ăn mềm như phở, bún, mì, nui, bánh mì...

Rau củ quả

Là dinh dưỡng thiết yếu dành cho trẻ. Ở thời điểm này, mẹ hãy cho bé tập ăn những loại rau củ luộc mềm, trái cây cắt nhỏ. Hãy chú ý đến việc thay đổi nhiều loại trái cây và rau xanh để cung cấp thêm cho trẻ nguồn dinh dưỡng đa dạng.

Tháp dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi cha mẹ không thể bỏ qua - 3

Rau củ quả là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn của trẻ 1 tuổi. (Ảnh minh họa)

Chất béo, muối và đường

Nhóm này luôn được nhắc đến cuối cùng trong tháp dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi. Với độ tuổi trên dưới 1 tuổi, không nên bổ sung quá nhiều nhóm muối và đường. Cha mẹ có thể gia giảm lượng muối, đường trong các bữa ăn sao cho hợp khẩu vị và không vượt qua ngưỡng cho phép.

Đối với chất béo, cha mẹ cũng không nên quá hạn chế nhóm này trong thực đơn ăn của trẻ 1 tuổi. Ngay cả chất béo hay cholesterol cũng đều rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ ở độ tuổi này. Đến khi trẻ bắt đầu được 2 tuổi, lượng chất béo nên được giảm dần trong những bữa ăn của trẻ, giảm xuống khoảng một phần ba lượng calo hàng ngày ở độ tuổi từ bốn đến năm.

Lời khuyên dành cho cha mẹ

- Trẻ 1 tuổi cần khoảng 1.000 calo được chia cho ba bữa chính và hai bữa phụ mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng, năng lượng và dinh dưỡng tốt. Tuy nhiên, không nên quá áp đặt - thói quen ăn uống của trẻ mới biết đi rất thất thường và không thể đoán trước từ ngày này sang ngày khác! Ví dụ, bé có thể:

+ Ăn tất cả mọi thứ vào bữa sáng và hầu như không ăn gì khác trong thời gian còn lại trong ngày.

+ Chỉ ăn cùng một loại thực phẩm trong 3 ngày liên tiếp - và sau đó từ chối hoàn toàn.

+ Ăn 1.000 calo một ngày, nhưng sau đó ăn nhiều hơn hoặc ít hơn đáng kể trong một hoặc hai ngày tiếp theo.

Tháp dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi cha mẹ không thể bỏ qua - 4

Trẻ 1 tuổi cần khoảng 1.000 calo mỗi ngày. (Ảnh minh họa)

- Khuyến khích, nhưng đừng gây áp lực hoặc ép trẻ ăn vào một thời điểm cụ thể.

- Trẻ một tuổi cần thức ăn từ các nhóm dinh dưỡng cơ bản giống như người lớn: Nếu phụ huynh cung cấp cho trẻ những lựa chọn từ mỗi nhóm thực phẩm cơ bản và để trẻ thử nghiệm với nhiều loại hương vị, màu sắc thì trẻ không chỉ dễ dàng phân biệt thực phẩm mà còn bổ sung được rất nhiều vitamin.

- Đảm bảo thức ăn đủ nguội để tránh bị bỏng miệng: Hãy kiểm tra nhiệt độ thức ăn trước khi cho trẻ ăn vì trẻ độ tuổi này vẫn chưa biết cách thử độ nóng.

- Không cho thức ăn có nhiều gia vị, muối, bơ, hoặc ngọt: Những chất này sẽ khiến bé không thể cảm nhận được vị ngon tự nhiên của thực phẩm mà còn ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của bé.

- Hãy thái nhỏ hoặc nghiền nhuyễn thức ăn để đảm bảo trẻ không bị nghẹn khi ăn.

- Không bao giờ cho đậu phộng, nho nguyên trái, cà chua bi (trừ khi chúng được cắt làm tư), cà rốt nguyên củ, hạt (bí ngô hoặc hạt hướng dương đã qua chế biến), xúc xích nguyên phần hoặc lớn, que thịt hoặc kẹo cứng (bao gồm cả thạch rau câu), hoặc các miếng bơ đậu phộng (có thể phết mỏng bơ đậu phộng lên bánh quy giòn hoặc bánh mì).

Đặc biệt, xúc xích và cà rốt nên được bổ đôi theo chiều dài và sau đó thái thành từng miếng nhỏ. Việc trẻ bị hóc, nghẹn sẽ rất nguy hiểm.

- Đảm bảo rằng bé chỉ ăn khi đã ngồi vào vị trí và có sự giám sát của người lớn: Mặc dù trẻ 1 tuổi có thể ăn ở tư thế đứng hoặc chạy, nói... những việc này có thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc nghẹn. Hãy dạy bé nhai nuốt xong rồi mới nói càng sớm càng tốt.

Có thể nói, việc sử dụng tháp dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi là cách để cha mẹ có được chế độ chăm sóc trẻ khoa học và hợp lý nhất.

Bác sĩ mách mẹ Việt chế độ ăn giàu dinh dưỡng theo tuổi cho trẻ
Trẻ từ 1-2 tuổi vẫn tiếp tục cho bú mẹ, nếu mẹ không có sữa cho trẻ uống sữa ngoài từ 300-500 ml/ngày.
Linh San Tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thực đơn dinh dưỡng cho bé