Con sốt liên tục nhiều ngày không hạ nhiệt, mẹ bàng hoàng khi biết bé mắc bệnh nguy hiểm

Ngày 24/02/2018 00:06 AM (GMT+7)

Một người mẹ ở Malaysia đã chia sẻ kinh nghiệm trên facebook khi hai cô con gái Hana và Bella bị nhiễm virus cúm A nhưng lại có dấu hiệu của cảm cúm thông thường.

Chắc nhiều người còn nhớ câu chuyện hồi đầu tháng 2 vừa qua, cô bé 7 tuổi Savanna Jessie (quận Bartholomew) không may mắn qua đời khi mắc căn bệnh nguy hiểm liên quan đến cúm, viêm bạch hầu nhưng lại được chẩn đoán là cúm thông thường. Bởi trên thực tế, rất nhiều căn bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ lại có biểu hiện ban đầu tương đối giống với cảm lạnh, cảm cúm dễ khiến bố mẹ nhầm lẫn. Chính vì thế, cha mẹ cần đặc biệt chú ý trong các trường hợp con trẻ bị ốm. Hay như bà mẹ trẻ Malaysia dưới đây, chị đã đưa ra một lời khuyên vô cùng hữu ích cho các bà mẹ biết cách phân biệt giữa việc trẻ mắc cúm A và cúm thông thường.

Theo Theasianparent, một người mẹ ở Malaysia đã chia sẻ kinh nghiệm trên Facebook khi hai con của chị là Hana và Bella bị nhiễm virus cúm A nhưng lại có dấu hiệu của cảm cúm thông thường.

Con sốt liên tục nhiều ngày không hạ nhiệt, mẹ bàng hoàng khi biết bé mắc bệnh nguy hiểm - 1

Bà mẹ Malaysia chia sẻ câu chuyện 2 con bị cúm trên Facebook. (Ảnh: Theasianparent)

Chị viết: “1 giờ chiều, ngày 8 tháng 2- Bella thức dậy với cơ thể nóng sốt. Tôi tưởng con bị cảm lạnh thông thường nên đã cho con uống Paracetamol. Gần 4 giờ chiều, Hana cũng bị sốt. Tôi tiếp tục cho con Paracetamol và đưa con đến khoa nhi của bệnh viện KPJ.

Các bác sĩ nói rằng đó chỉ là một cơn sốt bình thường và không cần uống kháng sinh vì cổ họng không sưng đỏ.

7-8 giờ tối hôm đó, nhiệt độ của hai con cao hơn, vì thế tôi đã cho con thuốc hạ sốt Voltaren nhưng nhiệt độ cơ thể hai con không giảm quá nhiều.

Ngày 9 tháng 2 - Vào lúc 12 giờ tối, nhiệt độ của Bella cao hơn. Dù được chườm nước, nhiệt độ của con vẫn không giảm và con bắt đầu kêu mệt. Lần này chồng tôi đã đưa con đến phòng khám và bác sĩ đã cho con thuốc hạ sốt (PCM) trước khi về nhà.

Vào lúc 4 giờ sáng, nhiệt độ Hana là 39,9°C. Tôi không nghĩ con sốt một lần nữa vì con đang ngủ. Tôi tiếp tục cho con thuốc hạ sốt và đưa con quay lại bệnh viện KPJ.

Hana đã nôn mửa rất nhiều trước khi đến KPJ. Con đã im lặng trong khi chúng tôi rất bối rối và sợ hãi".

Con sốt liên tục nhiều ngày không hạ nhiệt, mẹ bàng hoàng khi biết bé mắc bệnh nguy hiểm - 2

Sốt không giảm là dấu hiệu của cúm A. 

Những ngày đầu tiên ở KPJ, Bella và Hana đều được cho uống nước và thuốc kháng sinh. Hai bé vẫn chưa hạ sốt. Cho đến trưa, nhiệt độ cơ thể hai bé đã lên đến 40,6 độ C. Chụp X quang không cho thấy bất cứ vấn đề nào nhưng kết quả xét nghiệm cho thấy có dấu hiệu nhiễm trùng.

May mắn thay, một người bạn trên Facebook đã bình luận rằng Bella và Hana có dấu hiệu giống bệnh cúm. Lúc đầu bác sĩ nói không phải nhưng theo yêu cầu của gia đình, bác sĩ đã đồng ý làm xét nghiệm cúm cho Bella.

Xét nghiệm "Nasal Swab" được thực hiện vì virut cúm không thể kiểm tra được qua máu. Các mẫu lấy từ mũi và họng đã cho ra kết quả Bella dương tính với virus cúm A.

Con sốt liên tục nhiều ngày không hạ nhiệt, mẹ bàng hoàng khi biết bé mắc bệnh nguy hiểm - 3

Kết quả xét nghiệm cho thấy 3 mẹ con dương tính với cúm A.

Hana và mẹ cũng đã được thực hiện xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm cho thấy ba mẹ con đều dương tính với cúm A. Sốt không giảm chính là một dấu hiệu của bệnh cúm A.

Hana, Bella và mẹ đều đã được cho thuốc kháng virus TamiFlu và phải được theo dõi trong vài ngày vì nhiệt độ cơ thể rất cao. Thuốc kháng virus có thể giúp giảm bớt bệnh và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Đồng thời thuốc cũng ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng của cúm.

Tuy nhiên, thuốc kháng virut cần phải có sử dụng theo kê đơn của bác sĩ. Họ phải được theo dõi trong nhiều ngày do nhiệt độ cơ thể rất cao.

Sau vài ngày, nhiệt độ cơ thể của ba mẹ con đã giảm xuống và được phép về nhà trong khi tiếp tục uống thuốc kháng virut Tamiflu.

Bệnh cúm là gì?

Theo bác sĩ Datuk Dr Zulkifli Ismail (Chuyên gia về Nhi khoa và Khoa Tim Mạch Nhi), cúm là nhiễm trùng mũi, cổ họng và phổi do siêu vi khuẩn lây nhiễm.

Trẻ em, phụ nữ có thai, người già và những người mắc bệnh mãn tính có thể bị nhiễm trùng nặng và đôi khi có thể gây tử vong. Ở các nước nhiệt đới như Malaysia, mùa cao điểm của cúm xảy ra từ tháng 10 đến tháng 1 và tháng 4 đến tháng 6. Trong số các loại cúm phổ biến nhất là các loại sau:

- Loại A: Có thể lây nhiễm cho người và động vật, có thể bùng phát thành dịch lớn và nguy hiểm.

- Loại A (H1N1): Có thể lây nhiễm cho người và động vật. Đôi khi bùng phát thành dịch như năm 2009 và 2013, và rất nguy hiểm.

- Loại B: Có thể lây nhiễm cho người. Bệnh thường gặp, không nguy hiểm nhưng vẫn có biến chứng, không phải là một đại dịch.

- Loại C: Có thể lây nhiễm cho người. Bệnh nhẹ, hiếm gặp và không thành dịch.

Dấu hiệu cúm mà cha mẹ cần biết

Loại virus gây bệnh cúm thông thường khác với Virus Influenza A gây ra các loại cúm A, B, C. Các loại cúm này cũng xảy ra theo mùa. Mặc dù có những dấu hiệu giống với cảm cúm thông thường vì nó cũng ảnh hưởng đến đường hô hấp nhưng Virus Influenza A có thể gây ra các triệu chứng tồi tệ và nguy hiểm đến sức khỏe.

Các bậc phụ huynh nên liên lạc với bác sĩ nếu bé có các dấu hiệu sau:

- Sốt lâu dài không hạ nhiệt độ.

 - Khó thở hoặc thở gấp.

- Da chuyển màu tím tái.

- Bé khó uống nước.

- Bé bị co giật

- Các triệu chứng lặp lại

- Bé gặp các vấn đề về sức khỏe như hen suyễn, thiếu máu, các bệnh điều trị bằng steroid…

Hy vọng rằng thông tin này sẽ hữu ích cho tất cả các bậc phụ huynh để không nhầm lẫn giữa cảm lạnh với cúm.

Chẩn đoán nhầm lẫn bệnh cúm, bé gái 7 tuổi tử vong sau 1 ngày được xuất viện
Được bác sĩ cho về nhà nghỉ ngơi nhưng chỉ 1 ngày sau đó bé gái 7 tuổi đã tử vong do có sự liên quan của virut bệnh cúm.
Lê Ánh (Dịch từ Theasianparent)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kinh nghiệm của mẹ